Cần giảm bộ máy hành chính để tăng lương

Để tạo nguồn ngân sách cho kế hoạch tăng lương cho các năm sau, theo một số cử tri "bộ máy Nhà nước quá công kềnh vì vậy nếu giảm biên chế dùng tiền đó tăng lương sẽ rất hiệu quả", còn Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, sau 9 lần tăng lương cơ sở chế độ tiền lương hiện hành vẫn còn thấp trong đời sống nhân dân và còn bộc lộ bất hợp lý vì vậy cần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tinh giảm biên chế.

 

 

Sáng 18/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ đã đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội với những nội dung liên quan như: tinh giảm biên chế, khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó ở các cơ quan Trung ương, cải cách chế độ tiền lương, lộ trình tăng lương thích hợp để đảm bảo cuộc sống của công chức, lương hưu... Một trong những vấn đề được coi là nóng nhất là tăng lương và số lượng người hưởng từ lương ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện đang có gần 5 triệu người hưởng lương từ ngân sách. Bởi vậy, cho dù chỉ tăng lương thêm 90.000 đồng/người, thế nhưng nguồn kinh phí sẽ tăng thêm khoảng 11.100 tỷ đồng - đây là bài toán nan giải trong bối cảnh khó khăn về ngân sách.

Ông Dương Nhạc - Cử tri Hà Nội cho biết: “Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, nếu giảm biên chế dùng tiền đó để tăng lương sẽ rất hiệu quả, vừa là thúc đẩy hiệu suất lao động của người làm việc và có ý nghĩa thiết thực với năng suất lao động”.

“Đây mới chỉ là cuộc cải cách điều chỉnh lương cho những người có thu nhập thấp,không phải tăng lương cho tất cả những đối tượng hưởng lương của ngân sách Nhà nước. Còn về tinh giảm biên chế, hiện nay các bộ máy Nhà nước rất cồng kềnh, nhiều người đến văn phòng chỉ là đánh trống ghi tên. Nếu tinh giảm biên chế được, hiệu quả công việc cao lên để những người làm việc thật được hưởng mức lương xứng đáng”, bà Quỳnh Hoa - Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc cho hay.

Ông Nguyễn Bá Phương - Cử tri TP Hà Nội bày tỏ: “Tôi nghĩ chính sách lương sắp tới phải phù hợp hoàn toàn với cơ chế thị trường và phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, tức là đảm bảo được đời sống của người trực tiếp lao động sản xuất, từ đó mới đẩy mạnh được sản xuất, thúc đẩy cải tiến nâng cao chất lượng hóa để cạnh tranh”.

Chiều 18/11, Quốc hội dành một phần thời gian đầu giờ chiều cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu trước khi bắt đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông vận tải.

Trả lời các đại biểu về thực trạng tiền lương cán bộ công chức, viên chức, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, chế độ cải cách tiền lương đã đạt được một số kết quả. Từ năm 2003 đã 9 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 447,6%, tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng (186,6%).

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bình cho biết, sau 10 năm, đã phát sinh một số bất hợp lý về tiền lương như lương cơ sở thấp dẫn đến các mức lương ngạch bậc chức vụ thấp thep, như Bộ trưởng hưởng lương 14 triệu đồng/tháng, từ đó người hưởng lương ngân sách còn khó khăn.

Về nguyên nhân dẫn đến các bất cập về lương, Bộ trưởng Bình cho biết: Tốc độ GDP thấp so với chỉ tiêu, thu ngân sách chậm, áp lực bội chi do đầu tư cho quốc phòng - an ninh; đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước lớn... Do vậy, việc bố trí nguồn cho tiền lương rất khó khăn.


Theo Bộ trưởng Bình, số lượng viên chức vào khoảng 2 triệu, nếu chúng ta tiến hành cơ chế tự chủ cho đơn vị tự trả lương thì đó cũng chính là giảm biên chế. Đây là khâu đột phá. Còn nếu đội ngũ công chức ít hơn, giảm cũng không đột phá nhiều.
Chính vì mức lương theo ngạch còn thấp nên nhiều cơ quan đã áp dụng chế độ lương theo từng nơi nên đã tạo nên sự bất hợp lý trong lao động tiền lương.


Thời gian qua, Bộ Nội vụ phối hợp Bộ Tài chính trình Quốc hội từng bước điều chỉnh tiền lương cho phù hợp với nền kinh tế. Phương án tăng lương đã được Bộ Tài chính và Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội vừa họp và bàn thảo kỹ lưỡng. Theo đó, từ 1/1/2015, ba đối tượng sẽ được tăng lương trong năm sau gồm: người có công; người về hưu; cán bộ công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách hệ số từ 2,34 trở xuống tương đương mức lương hàng tháng là 3 triệu đồng/tháng trở xuống. Mức tăng sẽ 8% lương tối thiểu hiện hành tương đương 90.000 đồng/tháng/người. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu phương án trên được Quốc hội phê duyệt thì ngân sách năm sau sẽ dành khoảng 10.000 tỷ đồng để tăng lương cho ba đối tượng nói trên. Bộ Tài chính cũng cho hay ngân sách năm sau là hết sức khó khăn. Do đó mức đề xuất trên đã là cố gắng rất lớn.


Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, thực hiện lộ trình tăng lương thích hợp, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu xây dựng chính sách tiền lương tiến tới đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ đưa ra giải pháp để tạo nguồn cho việc điều chỉnh tiền lương trong đó tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, chống thất thu ngân sách Nhà nước, chống lãng phí trong ngân sách, tinh giảm biên chế, sắp xếp bộ máy nhà nước, cơ cấu lại nguồn ngân sách,...
Như vậy, tinh giảm biên chế bộ máy hành chính, khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó ở các cơ quan TW sẽ góp phần tạo cơ sở để tăng lương.

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cũng thông tin, tháng 4 vừa qua, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự kiến điều chỉnh mức lương cơ sở từ năm 2015 đến năm 2020 tăng bình quân từ 7-8%/năm.

Theo đó, đến năm 2020 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 56,5% so với hiện nay). Đồng thời với đó, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh bằng với mức tăng lương cơ sở, điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công bằng hoặc cao hơn mức tăng tiền lương của người tại chức.

Tuy nhiên, do khả năng ngân sách nhà nước năm 2015 không bố đủ nguồn thực hiện phương án nêu trên Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện điều chỉnh tiền lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước tăng thêm 8% từ ngày 1/1/2015 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống (tức người có mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng). Dự kiến ngân sách nhà nước bố trí khoảng 11,1 nghìn tỷ đồng để thực hiện.

Để tạo nguồn ngân sách cho kế hoạch điều chỉnh tiền lương cho các năm sau, theo Bộ trưởng Nội vụ, cần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển, các cơ quan đơn vị phải tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy nhân sự cho hiệu quả...

 

Xem thêm>>> Từ ngày 01/01/2015 mức lương tối thiểu sẽ tăng đến 400 nghìn đồng một tháng

 

Chúng tôi có cung cấp các dịch vụ: Thành lập doanh nghiệp, Thành lập chi nhánh doanh nghiệp, Chuyển đổi bổ sung GPKD

Tham khảo