Hãng Vietnam Airlines thay đổi sau cổ phần hóa


Theo Vietnam Airlines cho biết trong khoảng 3 năm tới hãng sẽ chuyển đổi hoàn toàn máy bay than rộng Airbus 330 và Boeing 777 sang loại máy bay hiện đại hơn nhiều đem lại sự an toàn cho hãng hàng không.

 


Về việc kế hoạch cổ phần hóa và chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IOP), thông tin trên đã được tổng giám đốc Phạm Nhọc Minh công bố với báo chí.
Dự kiến đợt chào bán này sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 năm nay.
Trao đổi cụ thể hơn thì hãng có cho biết đội bay hiện tại có 80 phi cơ, trong đó có 9 Airbus 330 và 10 máy bay Boeing 777 và tổng giám đốc của hãng cũng cho biết thêm sẽ thay mới toàn bộ số máy bay này thay vào đó là các máy bay hiện đại hơn là Airbus 350 và Boeing 787.
Bên cạnh đó việc mở thêm đường bay mới đến Mỹ cũng được đề cập đến và thực hiện như cam kết. Tuy vậy ban lãnh đạo của hãng cũng cho biết sẽ tính toán kỹ lưỡng hơn về bài toán kinh tế này vì nó ảnh hưởng nhiều yếu tố khác: thời gian bay, giá vé không chênh lệch đáng kể,…
Nguyễn Thị Thanh Vân - đại diện Hội đồng thành viên nói thêm về kế hoạch IPO, bà cho hay hãng đang hoàn tất bản công bố thông tin và chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch này, trước khi đăng ký với Sở giao dịch chứng khoán để chuyển tới nhà đầu tư vào cuối tháng 10. Trong thời gian này, giá khởi điểm dự kiến của cổ phiếu Vietnam Airlines vẫn là 22.300 đồng một đơn vị và chưa xác định được thời điểm niêm yết. cổ phiếu. Cổ phiếu của hãng đang được rất nhiều nhà đầu tư để ý đến.
Về nhà đầu tư chiến lược, ông Phạm Ngọc Minh cho biết hiện có hơn một hãng hàng không quan tâm đến Vietnam Airlines, trong đó có hãng ANA Nippon Airway của Nhật. Bên cạch đó còn có cả nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực tài chính. "Nhà đầu tư chiến lược tất nhiên phải có tiềm lực tài chính. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất là chúng tôi mong muốn nhà đầu tư đó cam kết về mặt lâu dài với hãng", ông Minh khẳng định.

Đánh giá về kinh doanh hàng không hiện nay, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cho rằng về mức độ cạnh tranh đang khốc liệt hơn nhiều, đặc biệt là với các đường bay xuyên lục địa. Ngoài ra, môi trường kinh doanh ngày càng bị đe doạ bởi các yếu tố khủng hoảng dày và khó lường hơn. Do vậy, các hãng bay càng cần sự liên kết, liên minh, cùng dựa vào nhau, cần sự phối hợp chặt chẽ và hợp tác hài hòa với nhau để phát triển nhanh và bền vững.

 

Tham khảo