Tin tức XNC

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

* Số hiệu văn bản: Số 51/2019/QH14

* Cơ quan ban hành: Quốc hội.

* Ngày ban hành:  25/11/2019.

* Ngày có hiệu lực: 01/07/2020.

* Văn bản bị sửa đổi, bổ sung:

- Luật số 47/2014/QH13 về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

* Nội dung chính:  

Ngày 25/11/2019, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Từ 01/7/2020, cho phép người nước ngoài chuyển đổi mục đích thị thực

    Theo quy định tại Luật số 47/2014/QH13, thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời. Tuy nhiên theo quy định tại Luật số 51/2019/QH14, thị thực có thể được cấp qua giao dịch điện tử và gọi là thị thực điện tử (E-visa). Thị thực điện tử chỉ có giá trị một lần.

    Đặc biệt, Luật sửa đổi đã bổ sung 04 trường hợp thị thực được chuyển đổi mục đích, đó là khi người nước ngoài có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh; Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;…

    Thị thực được cấp riêng cho từng người, tuy nhiên bổ sung 01 trường hợp ngoại lệ mới đó là việc cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức.

- Bổ sung các quy định về cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trên cơ sở các quy định hiện hành về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử từ ngày 01/02/2017 đến nay (dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4). Đây là quy định mới tại Luật số 51/2019/QH14.

+ Luật quy định bổ sung khái niệm về Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh; Trang thông tin cấp thị thực điện tử.

+ Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử (E-visa).

- Áp dụng giao dịch điện tử trong việc mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3).

+ Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định.

+ Bổ sung quy định cấp thị thực tập thể cho đoàn khách nước ngoài quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch và thành viên tàu quân sự nước ngoài vào Việt Nam theo chương trình hoạt động chính thức ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tàu thuyền neo đậu.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về việc chuyển đổi thị thực cho các trường hợp người nước ngoài có:

+ Giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với người bảo lãnh;

+ Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc hoặc vào bằng thị thực điện tử và đã có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Sửa đổi quy định về điều kiện nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực theo hướng không quy định lần nhập cảnh sau phải cách lần xuất cảnh trước ít nhất 30 ngày: Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng và ký hiệu cấp thị thực, thẻ tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4): Thời hạn theo tiêu chí vốn góp đầu tư của Nhà đầu tư, người đại diện cho doanh nghiệp đầu tư; cho lao động nước ngoài (LĐ1, LĐ2); cho luật sư nước ngoài (LS, ký hiệu hiện nay là ĐT).

 - Thị thực, Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Trích dẫn văn bản pháp luật: Số 51/2019/QH14

Quy trình nộp hồ sơ xin visa đi Anh

Nước Anh thuộc khối Liên minh Châu Âu, nên nếu muốn đi Anh thì nên xin Visa Châu Âu nhé. Visa Shengen không áp dụng cho nước Anh (bao gồm Anh Quốc, Scotland, Ireland, Wales). Làm visa đi Anh của Visa247 sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước để đẩy nhanh việc cấp Visa đi Anh cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về giá cả và chất lượng khi tư vấn Thủ tục làm visa đi Anh tại Công ty chúng tôi.

Top 5 dịch vụ làm visa nhanh và uy tín nhất tại Hà Nội hiện nay

Với xu hướng phát triển ngày càng cao của xã hội thì nhu cầu đi ra khỏi phạm vi một quốc gia hay đến các vùng khác bằng phương tiện hàng không là rất cao. Chính vì vậy mà các dịch vụ làm và cung cấp visa cũng không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, để có được tấm visa trên tay bạn cũng gặp phải khá nhiều khó khăn cũng như chi phí và có khi còn phải mất rất nhiều thời gian của mình. Biết được nhu cầu có được dịch vụ làm visa uy tín, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu một số dịch vụ làm visa uy tín nhất trên địa bàn Hà Nội.

 1. Công ty

 2. Công ty 

 

 3. Công ty 

 4.Công ty tư vấn luật chuyên nghiệp VISA247

 Công ty tư vấn luật chuyên nghiệp VISA247 chuyên về lĩnh vực tư vấn liên quan đến các luật và thủ tục làm visa cho khách hàng. Đây là đơn vị độc lập được thành lập với mục đích cung cấp cho khách hàng những dịch vụ visa tiện ích và nhanh chóng nhất, chính vì thế khi sử dụng dịch vụ ở đây khách hàng phải mất khoản chi phí đắt hơn một chút so với việc làm tại đại sứ quán, nhưng đổi lại bạn nhận được sự nhanh chóng, tiện lợi về thời gian cũng như những rắc rối khi làm thủ tục.

Công ty hiện nay đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước không chỉ riêng ở Hà Nội. Với sự xuất hiện của các dịch vụ làm Visa hiện nay đã tạo một áp lực trong ngành, tuy nhiên công ty vẫn luôn đứng vững bởi lẽ các dịch vụ mà mình cung cấp luôn lấy lợi ích và sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu để phấn đấu.

Công ty tư vấn luật chuyên nghiệp Visa 247

Địa chỉ: Số nhà 28, ngách 1 ngõ 111 Nguyễn Xiển, Hà Nội
Tel: 0986.147.298 – 0972.87.33.99
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: http://visa247.com.vn

 Công ty 

 

Làm visa đi Ấn Độ

   Đất nước Ấn Độ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng với 4 tín ngưỡng tôn giáo: Hindu (Ấn Độ giáo), Phật giáo, Đạo Jaini, Đạo Sikh. Ấn Độ sở hữu những công trình kiến trúc đồ sộ, lâu đời được UNESCO công nhận là di sản ăn hóa thế giới. Đến với Ấn Độ bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác mới lạ,thú vị mà không phải nơi đâu cũng có.Bạn sẽ được đi từ những bất ngờ này đến thú vị khác bởi nơi đây chứa đầy những bí ẩn đang chờ bạn khám phá.

Công văn nhập cảnh (Visa Việt Nam)

Công văn nhập cảnh hay còn gọi là visa vào việt nam, áp dụng cho khách nước ngoài đến việt nam mà ko được miễn thị thực hoặc được miễn thị thực nhưng muốn ở lâu hơn số ngày được miễn. Để xin visa nhập cảnh việt nam có nhiều loại visa, thông dụng nhất là visa du lịch và thương mại. Hiện du lịch tối đa khách có thể xin được 3 tháng đi lại nhiều lần còn thương mại khách có thể xin tối đa 1 năm đi lại nhiều lần.

Với thủ tục đơn giản, khách chỉ cần gửi mặt hộ chiếu qua email, các thủ tục còn lại bên dịch vụ sẽ thực hiện là có thể xin được visa. Riêng visa du lịch và thương mại ngắn hạn ( loại 3 tháng) có thể xin khẩn trong ngày.

Dịch vụ visa247 cung cấp dịch vụ tư vấn để khách hàng lựa chọn loại visa phù hợp để nhập cảnh thuận tiện nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

“ỔN ĐỊNH LƯU TRÚ – YÊN TÂM CÔNG TÁC”

   Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì? Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài ở đâu, lệ phí, hồ sơ, điều kiện xin thẻ tạm trú? Trình tự thực hiện. Tất cả đã có đầy đủ thông tin trong bài chia sẻ này của Visa247.

1. Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì?

    Thẻ tạm trú là gì (what’s a temporary residence card)? Đây là câu hỏi mà người Việt nếu chưa nghe qua sẽ luôn đặt ra. Thẻ tạm trú có thể xem là visa dài hạn.

    Thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài là Nhà đầu tư; Thành viên góp vốn của doanh nghiệp tại Việt Nam; Người nước ngoài làm việc theo giấy phép lao động và được cơ quan quản lý lao động cấp giấy phép lao động; người nước ngoài là vợ / chồng hoặc là con đang trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 18 tuổi); Người nước ngoài có thân nhân bảo lãnh là người Việt Nam. Thẻ tạm trú được cấp với thời hạn tối thiểu là 1 năm và tối đa là 5 năm.

Ảnh: Thẻ tạm trú Việt Nam

2. Đối tượng được cấp Thẻ tạm trú và ký hiệu Thẻ tạm trú.

a) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ / chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.

b) Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

    Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

    Thời hạn của một Thẻ tạm trú của mỗi đối tượng là khác nhau. Người có Thẻ tạm trú không phải xin cấp visa, được xuất nhập cảnh nhiều lần qua cửa khẩu quốc tế.

 Hết thời hạn lưu trú, người nước ngoài nếu có đủ điều kiện có thể làm Thẻ tạm trú mới hoặc gia hạn Thẻ tạm trú.

3. Hồ sơ xin cấp Thẻ tạm trú cho NNN tại Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tạm trú cho người nước ngoài cần phải đảm bảo những giấy tờ sau.

- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh:

+ Đối với cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh: Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú (Mẫu NA6).

+ Đối với cá nhân mời bảo lãnh: Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú (Mẫu NA7).

- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh: Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8).

-  Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 13 tháng.

- Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại tại diện đối tượng đã nêu trên:

+ Các giấy tờ chứng minh là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam.

+ Các giấy tờ chứng minh là vợ / chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

+ Các giấy tờ chứng minh là Nhà đầu tư, thành viên góp vốn của doanh nghiệp hiện diện tại Việt Nam.

+ Các giấy tờ chúng minh là người lao động cấp bởi cơ quan có thầm quyền quản lý lao động.

+ Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ là vợ / chồng, hoặc là con dưới 18 tuổi của người nước ngoài lao động tại Việt Nam đã được cấp Thẻ tạm trú.

+ Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người nước ngoài với người bảo lãnh là người mang quốc tịch Việt Nam.

4. Trình tự thực hiện việc cấp Thẻ tạm trú.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật 47/2014/QH13 tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.

5. Dịch vụ xin cấp Thẻ tạm trú cho NNN tại Visa247.

Để có thể có được thẻ tạm trú cho người nước ngoài nhanh nhất và tiết kiệm hãy chọn Visa247. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc chỉ cần cung cấp các thông tin cần thiết chúng tôi sẽ hỗ trợ Khách hàng:

- Trực tiếp làm và kiểm tra hồ sơ cho Khách hàng.

- Thay mặt Khách hàng, trực tiếp giao dịch với cơ quan có thẩm quyền thực hiện công việc.

- Trả về kết quả theo yêu cầu của Khách hàng.

6. Cam kết dịch vụ.

     Visa247 chúng tôi luôn cam kết mang đến cho Khách hàng giá trị dịch vụ đích thực, tiêu chí sẵn sàng phục vụ Khách hàng trong mọi trường hợp, luôn đồng hàng cùng Khách hàng để thực hiện công việc. Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện, chuyên xử lý tất cả các trường hợp khó, khẩn.

     Rất hân hạnh được hợp tác cùng với Khách hàng!

7. Văn bản áp dụng.

- Luật số 51/2019/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 14 thông qua ngày 25/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Luật số 47/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 13 thông qua ngày 16/06/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 về Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

 Liên hệ ngay để có được sự hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả, tư vấn hoàn toàn miễn phí về Thẻ tạm trú:

Hotline: 0986147298 / 0972873399 / 02462911462.

Zalo: 0972873399 / 0986147298, Skype: Yenvisa247.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Mở rộng:

Xin công văn nhập cảnh Việt Nam

Giấy phép lao động Việt Nam

 

Thông tư 31/2015/TT-BCA

Tải thông tư 31 tại đây

Hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

          Ngày 06/7/2015, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 31/2015/TT-BCA hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

          Theo đó, văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo khoản 1 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp gửi văn bản đề nghị tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

          Thông tư nêu rõ người nước ngoài thuộc diện được cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.

          Thẻ tạm trú được cấp bởi Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

          Thủ tục, thẩm quyền giải quyết thường trú thực hiện theo Điều 41 và Điều 42 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Người xin thường trú  nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xin thường trú.

          Thông tư nêu rõ giấy phép xuất nhập cảnh là giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 44 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh. Giấy phép xuất nhập cảnh có thời hạn 03 năm; Trường hợp bị mất, hư hỏng được xem xét cấp lại Giấy phép xuất nhập cảnh. Người đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cư trú.

          Trường hợp giấy phép xuất nhập cảnh còn thời hạn trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn đã được cấp. Hồ sơ đề nghị cấp thị thực, thẻ tạm trú; cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh; giải quyết thường trú nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa được giải quyết thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại Thông tư này.

          Thông tư số 31/2015/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2015 và thay thế Thông tư số 45/2011/TT-BCA ngày 29/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Các loại thị thực di dân đi Mỹ

Thị thực là một xác nhận cho phép một người nước ngoài đến và xin phép vào Hoa Kỳ lưu trú. Thị thực không phải sự bảo đảm chắc chắn việc được phép vào Hoa Kỳ. Một Viên chức di trú thuộc Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) của Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ (DHS) tại cửa khẩu nhập cảnh sẽ quyết định việc một người mang thị thực có thể được hay không được vào Hoa Kỳ với tình trạng và thời gian lưu trú cụ thể.Tùy vào mục đính của chuyến đi mà người đến Hoa Kỳ sẽ cần loại thị thực nào.

 

Mẹo phỏng vấn xin visa du học Canada

Mẹo phỏng vấn xin visa du học Canada

1.  Ngoại hình

“You’ll never get a second chance to make the first impression” Ấn tượng ban đầu không phải cơ sở để đánh giá một con người, nhưng đó sẽ là yếu tố quyết định xem bạn có gây thiện cảm trong mắt người khác hay không. Đừng tự “trừ điểm” mình bằng cách ăn vận xuề xòa, luộm thuộm hay quá hở hang, phản cảm. Trong buổi trao đổi như thế này, sẽ là khôn ngoan hơn nếu bạn mặc một bộ quần áo gọn gàng, lịch sự. Đó là một cách thể hiện sự tôn trọng với người đối diện

2. Tâm lý

Thực tế đã chứng minh rằng việc căng thẳng thường thường khiến thí sinh run, từ đó không trả lời tốt những câu hỏi được phía lãnh sự quán đưa ra. Đây chính là 1 điểm khó với nhiều bạn khi xin visa. Việc lo lắng cho buổi phỏng vấn là tâm lý chung, nhưng cũng đừng vì thế mà tự gây áp lực lên bản thân mình. Hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái để có thể suy nghĩ sáng suốt và nhanh nhẹn.

3.  Trả lời câu hỏi

 Thông thường khi bắt đầu buổi phỏng vấn, người phụ trách sẽ hỏi xem bạn muốn trả lời bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Sự lựa chọn thông minh trong trường hợp này sẽ là tiếng Anh bởi khi đã chuẩn bị sẵn tâm thế ra nước ngoài học tập, bạn phải có vốn từ và khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt.

Nghe rõ và hiểu câu hỏi. Nếu chưa rõ câu hỏi, đừng cố đoán mà hãy lịch sự hỏi lại người phỏng vấn. Việc hiểu sai câu hỏi sẽ dẫn đến câu trả lời sai, ảnh hưởng đến kết quả buổi nói chuyện, đồng thời dễ gây hiểu lầm cho người hỏi

Trả lời ngắn gọn, trung thực. Đừng quá lan man trong việc kể chuyện cuộc đời, gia đình hay các vấn đề riêng tư. Hãy đi thẳng vào vấn đề. Đối với một số câu hỏi, có thể chỉ cần trả lời có hoặc không, nếu có yêu cầu giải thích thì hãy giải thích ngắn gọn sao cho người hỏi hiểu được vấn đề. Mặt khác, câu trả lời cần trung thực. Đừng vì muốn tốt cho bản thân mà nói sai sự thật bởi mọi thông tin sai lệch có thể bị phát hiện về sau và phải đối mặt với lệnh cấm nhập cư

Thực tế xin visa du học Canada không hề khó, nhưng các bạn cần phải sắp xếp các giấy tờ 1 cách khoa học theo yêu cầu của đại sứ quán đưa ra. Hoặc bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các trung tâm tư vấn du học uy tín bởi họ sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ 1 cách chuyên nghiệp nhất và luyện phỏng vấn cho bạn. Sự cẩn thân và tự tin sẽ giúp việc xin visa du học Canada dễ dàng hơn rất nhiều.

Thủ tục nhập cảnh vào VIệt Nam

Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Người nước ngoài, Việt Kiều muốn đến VIệt Nam có thể xin visa nhập cảnh tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc tại sân bay Quốc tế của Việt Nam (Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng).

Người Belarus đến Việt Nam được miễn thị thực

 

(TBKTSG Online) - Từ ngày 1-7 tới, người Belarus đến Việt Nam, không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích nhập cảnh, sẽ được miễn thị thực trong vòng 15 ngày.

Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, Chính phủ đã có quy định về việc miễn thị thực và cho biết sẽ thực hiện trong vòng 5 năm, từ 1-7-2015 đến ngày 30-6-2020 rồi sẽ xem xét, gia hạn theo quy định.

Belarus không phải là thị trường lớn của du lịch Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang miễn thị thực đơn phương cho bảy nước gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga; và miễn thị thực trên cơ sở có đi có lại với chín nước ASEAN. Ngoài ra, khách quốc tế đến đảo Phú Quốc sẽ được miễn thị thực trong vòng 30 ngày.

Mới đây, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ một số biện pháp để ngăn chặn đà suy giảm khách quốc tế. Trong đó, hiệp hội đề nghị miễn lệ phí thị thực trong vòng sáu tháng, từ tháng 7 đến tháng 12-2015, cho khách quốc tế và trong dài hạn, miễn thị thực cho thêm bốn thị trường có nguồn khách lớn gồm Anh, Pháp, Đức và Úc.

Thủ tục xin visa Trung Quốc

Cơ quan visa Trung Quốc sẽ cấp phát cho công dân nước ngoài Visa Trung Quốc để chứng minh đã đồng ý xuất nhập cảnh hoặc đi qua dất nước Trung Quốc. Có nhiều loại visa như: visa Ngoại giao, visa Tiếp đãi, visa Công vụ, visa Phổ thông. Cơ quan cấp visa Trung Quốc khi cấp visa sẽ tham chiếu đến hộ chiếu của các đối tượng để cấp visa tương ứng, ví dụ như: Hộ chiếu Ngoại giao sẽ cấp visa Ngoại giao, Hộ chiếu Học sinh, sinh viên sẽ cấp visa học sinh, sinh viên,..... nhưng có khi sẽ xét đến những trường hợp đặc biệt như thân phận của người Trung Quốc có nguyên do cụ thể sẽ cấp visa tương ứng.

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2015

Luật số 47/2014/QH13 về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và thay thế Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/04/2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài  tại Việt Nam. Luật cơ bản được kế thừa những quy định còn phù hợp của Pháp lệnh số 24/2000 và được điều chỉnh, bổ sung những vấn đề mới phát sinh cho phù hợp với tình hình thực tế, là văn bản pháp luật khi có hiệu lực thực hiện ngay, không phải hướng dẫn.

Những điểm mới, khác của Luật số 47/2014/QH13 ngày 16/6/2014 với Pháp lệnh số 24 năm 2000:

* Thị thực:

- Về ký hiệu thị thực: Điều 8 Luật quy định 20 loại thị thực (Pháp lệnh năm 2000 chỉ có 10 loại thị thực) và ký hiệu cụ thể cho từng loại; tại Khoản 1, Điều 7 của Luật quy định, Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích nhập cảnh (Pháp lệnh năm 2000 quy định thị thực được chuyển đổi mục đích nhập cảnh) do vậy người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải hoạt động đúng mục đích nhập cảnh;

- Về thời hạn thị thực: Nâng thời hạn thị thực từ 12 tháng đến 02 năm đối với mục đích lao động để phù hợp với luật Lao động; thời hạn 05 năm đối với mục đích dầu tư để phù hợp với Luật đầu tư; thời hạn 03 tháng cho người vào du lịch (Pháp lệnh năm 2000 quy định 30 ngày); thời hạn 06 tháng cho người vào thăm thân hoặc mục đích khác (Pháp lệnh năm 2000 quy định 03 tháng); thay thị thực loại D  thời hạn 15 ngày (Pháp lệnh năm 2000) bằng thị thực ký hiệu SQ thời hạn 30 ngày.

- Về điều kiện cấp thị thực: Các trường hợp đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh (Khoản 4, Điều 10):

+ Người nước ngoài và đầu tư phải có giấy tờ chúng minh việc đầu tư tại việt Nam theo quy định của luật đầu tư;

+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao theo quy định của Bộ luật lao động;

+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

* Về Tạm trú: Quy định rõ trách nhiệm khai báo tạm trú cho người nước ngoài là chủ các cơ sở lưu trú:

- Cơ sở lưu trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật (Điều 32);

- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an, xã phường, thị trấn, hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú (Khoản 1, Điều 33);

- Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an, xã phường, thị trấn, hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với những địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

- Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Khoản 3, Điều 33).

Những mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Namđược quy định tại Thông tư số /2015-TT-BCA ngày /01/2015 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày /01/2015 gồm:

- Mẫu giấy tờ dùng cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có ký hiệu từ NB1 đến NB7; Mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài, có ký hiệu từ NA1 đến NA18; Mẫu giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam, có ký hiệu từ NC1 đến NC12.

- Đối với các biểu mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể truy cập, in sử dụng các mẫu giấy tờ trên mạng thông tin điện tử cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Khi sử dụng mẫu, không được thêm, bớt và phải điền đầy đủ các nội dung được quy định trong mẫu.

- Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được cấp trước ngày Thông tư có hiệu lực còn thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong giấy tờ đó.

Nguồn: Công an Kon Tum

Chi tiết Luật số 47/2014/QH13 ngày 16/6/2014:

QUỐC HỘI
Số: 47/2014/QH13
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2014                          
 

LUẬT

Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

__________________

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người nước ngoàilà người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoàilà loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu).

3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

4. Nhập cảnhlà việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

5. Quá cảnh là việc người nước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam để đi nước thứ ba.

6. Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

7. Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

8. Buộc xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

9. Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

10. Cửa khẩu là nơi người nước ngoài được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

11. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

12. Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam.

13. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

14. Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

15. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh là cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an làm nhiệm vụ quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

16. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh là đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại cửa khẩu.

17. Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài gồm cơ quan đại diện hoặc cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.

Điều 4. Nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú 

1. Tuân thủ quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

3. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. 

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

4. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

5. Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Điều 6. Thu hồi, huỷ bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

Người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 5; khoản 3 Điều 21; điểm b khoản 2 Điều 44 của Luật này thì bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam.

CHƯƠNG II

THỊ THỰC

Điều 7. Giá trị sử dụng và hình thức của thị thực

1. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.

2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

3. Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời.

Điều 8. Ký hiệu thị thực

1. NG1 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

2. NG2 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. NG3 - Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

4. NG4 - Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

5. LV1 - Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. LV2 - Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

7. ĐT - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. 

8. DN - Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

9. NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

10. NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

11. NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

12. DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập.

13. HN - Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

14. PV1 - Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

15. PV2 - Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

16. LĐ - Cấp cho người vào lao động.

17. DL - Cấp cho người vào du lịch.

18. TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

19. VR - Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

20. SQ - Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

Điều 9. Thời hạn thị thực

1. Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.

2. Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

3. Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.

4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.

5. Thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.

6. Thị thực ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.

7. Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.

8. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Điều 10. Điều kiện cấp thị thực

1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều  21 của Luật này.

4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Điều 11. Các trường hợp được cấp thị thực rời

1. Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực.

2. Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

4. Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh. 

Điều 12. Các trường hợp được miễn thị thực

1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.

3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Điều 13. Đơn phương miễn thị thực

1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;

c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

2. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước. 

Điều 14. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này, bao gồm:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

b) Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Bộ trưởng và tương đương; Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

d) Tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

e) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

g) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam;

h) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;

i) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;

k) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú.

2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thăm và phải có giấy tờ chứng minh quan hệ với người được mời, bảo lãnh.

Điều 15. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

1. Người nước ngoài thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Luật này thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao để chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc diện phải có thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

3. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Luật này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao. Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Sau 02 ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không có ý kiến thì cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao trả lời cho cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc diện phải có thị thực.

4. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế thì cần nêu rõ cửa khẩu, thời gian nhập cảnh và lý do đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu.

5. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

6. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

Điều 16. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

2. Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:

a) Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

b) Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

4. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

5. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật này.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

Điều 17. Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài

1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.

2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nước ngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.

3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:

a) Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;

b) Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

4. Sau khi cấp thị thực đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thị thực.

Điều 18. Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế

1. Ngoài nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam;

b) Trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước;

c) Vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức;

d) Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác; 

đ) Vào để dự tang lễ thân nhân hoặc thăm người thân đang ốm nặng;

e) Vào Việt Nam tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do đặc biệt khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2. Người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, khai tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh tại đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh. Trẻ em dưới 14 tuổi được khai chung với tờ khai đề nghị cấp thị thực của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

3. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu với thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc cấp thị thực.

Điều 19. Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.

CHƯƠNG III

NHẬP CẢNH

Điều 20. Điều kiện nhập cảnh

Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;

2. Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh

1.  Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.

2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.

3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.

8. Vì lý do thiên tai.

9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 22. Thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh

1. Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 của Luật này.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21 của Luật này.

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21 của Luật này.

5. Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

CHƯƠNG IV

QUÁ CẢNH

Điều 23. Điều kiện quá cảnh

Người nước ngoài được quá cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

2. Vé phương tiện phù hợp với hành trình đi nước thứ ba;

3. Thị thực của nước thứ ba, trừ trường hợp được miễn thị thực.

Điều 24. Khu vực quá cảnh

1. Khu vực quá cảnh là khu vực thuộc cửa khẩu quốc tế, nơi người nước ngoài được lưu lại để đi nước thứ ba.

2. Khu vực quá cảnh do cơ quan có thẩm quyền quản lý cửa khẩu quốc tế quyết định.

Điều 25. Quá cảnh đường hàng không

1. Người nước ngoài quá cảnh đường hàng không được miễn thị thực và phải ở trong khu vực quá cảnh tại sân bay quốc tế trong thời gian chờ chuyến bay.

2. Trong thời gian quá cảnh, người nước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức thì được xét cấp thị thực phù hợp với thời gian quá cảnh.

Điều 26. Quá cảnh đường biển

Người nước ngoài quá cảnh đường biển được miễn thị thực và phải ở khu vực quá cảnh tại cửa khẩu cảng biển trong thời gian tàu, thuyền neo đậu; trường hợp có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức thì được xét cấp thị thực phù hợp với thời gian quá cảnh; trường hợp có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực ký hiệu VR.

CHƯƠNG V

XUẤT CẢNH

Điều 27. Điều kiện xuất cảnh

Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

2. Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;

3. Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.

Điều 28. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh

1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;

b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;

c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;

d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.

2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật Tương trợ tư pháp.

3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn. 

Điều 29. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh

1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây:

a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;

b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.   

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.

6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.

7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Điều 30. Buộc xuất cảnh

1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;

b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh như sau:

a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

CHƯƠNG VI

CƯ TRÚ

Mục 1

TẠM TRÚ

Điều 31. Chứng nhận tạm trú

1. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vào thị thực rời với thời hạn như sau: 

a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực còn thời hạn không quá 15 ngày thì cấp tạm trú 15 ngày; trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12 tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú;

b) Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời hạn tạm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế; nếu điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạm trú thì cấp tạm trú 30 ngày;

c) Đối với người được miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày; vào đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì cấp tạm trú 30 ngày;

d) Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15 ngày;

đ) Đối với người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì không cấp tạm trú.

2. Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp.

3. Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.

Điều 32. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Khai báo tạm trú

1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 34. Tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 

1. Người nước ngoài được tạm trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển và thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 33 của Luật này.

2. Người nước ngoài không được tạm trú tại khu vực cấm, khu vực tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển. Trường hợp tạm trú tại cơ sở lưu trú trong khu vực biên giới hoặc thị trấn, thị xã, thành phố, khu du lịch, dịch vụ, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế khác có liên quan đến khu vực biên giới thì khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Cơ quan tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú.

Điều 35. Gia hạn tạm trú

1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.

Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú

1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.

2. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Điều 37. Thủ tục cấp thẻ tạm trú

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;

c) Hộ chiếu;

d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.

Điều 38. Thời hạn thẻ tạm trú

1. Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

2. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.

3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.

4. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

5. Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

Mục 2

THƯỜNG TRÚ

Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú

1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú

1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Điều 41.Thủ tục giải quyết cho thường trú

1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;

e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.

Điều 42. Giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch 

1. Người không quốc tịch quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

2. Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 41 của Luật này.

Điều 43. Cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú

1. Thẻ thường trú do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú;

b) Thẻ thường trú;

c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch.

2. Trường hợp thẻ thường trú bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú phải làm thủ tục cấp lại thẻ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú;

b) Thẻ thường trú, trường hợp thẻ thường trú bị mất phải có đơn báo mất;

c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch;

d) Giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi ghi trong thẻ thường trú.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài thường trú cấp lại thẻ.

CHƯƠNG VII

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI;

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

MỜI, BẢO LÃNH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH,

XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Điều 44. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài

1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;

c) Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;

d) Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;

đ) Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;

e) Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

g) Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

h) Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;

i) Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

2. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

b) Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;

c) Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;   

c) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:

a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;

b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;

d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;

đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;

e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

CHƯƠNG VIII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ

NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ

CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 46. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Thống nhất quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Cấp giấy tờ cho phép nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

5. Kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

7. Ban hành các loại mẫu giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

8. Thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

9. Thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền, đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực; cấp, hủy bỏ thẻ tạm trú; gia hạn tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của Luật này.

3. Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật; cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định của Luật này.

3. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 50. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

Bộ, cơ quan ngang bộ không thuộc quy định tại Điều 48 và Điều 49 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng thực hiện hoạt động quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 51. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở địa phương.

2. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thực hiện việc quản lý cư trú của người nước ngoài ở địa phương theo quy định của Luật này.

3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở địa phương.

4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở địa phương.

5. Ngoài quy định nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc nắm tình hình hoạt động của cơ sở lưu trú và quản lý việc cư trú, hoạt động của người nước ngoài ở địa phương.

Điều 52. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

1. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện các quy định của Luật này.

2. Giám sát việc thi hành pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

CHƯƠNG IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 53. Điều khoản chuyển tiếp

Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực còn thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó.

Điều 54. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2. Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 24/1999/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 55. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2014./.                                         

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
 
 
Nguyễn Sinh Hùng

Visa Nhật và những điều cần biết

Nhật Bản nổi tiếng là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, với cảnh sắc bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ phía nam đến phía bắc, mùa hè cây cối xanh tốt, mùa thu đặc trưng với những cây lá phong đỏ thắm, mùa đông với tuyết trắng tinh khôi. Với những cảnh đẹp như thế chắc hẳn các bạn ai cũng muốn đi du lịch Nhật, nhưng không phải ai cũng biết thủ tục xin visa Nhật. Dưới đây chúng tôi xin nêu ra các thủ tục cần có để xin visa Nhật.

Thủ tục làm visa Pháp

Pháp (tên chính thức Cộng hòa Pháp), là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền. Quốc gia này là một nước công nghiệp, có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng Euro và khối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ khí hạt nhân.

Hồ sơ xin visa định cư tại Mỹ

Định cư Mỹ rất được chú trọng vì nó liên quan đến vấn đề an sinh xã hội trên đất nước Mỹ. Nó còn là một tiêu chí tranh cử của bất kỳ tổng thống nào, nên họ thường rất quan tâm đến luật nhập cư của người nước ngoài vào Mỹ. Và đoàn tụ gia đình là một trong những mục tiêu chính của hệ thống nhập cư Mỹ.

 

Du học Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là một đất nước có nền giáo dục đạt chuẩn cao, được công nhận trên toàn thế giới. Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, rất yên bình, không có chiến tranh. Phong cảnh thiên nhiên rất đẹp và hùng vĩ, có những ngọn đồi được tuyết bao phủ tạo nên một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Thế mạnh của Thụy Sĩ là đào tạo về ngành quản trị du lịch khách sạn và tài chính ngân hàng.

Du học Pháp và những điều cần biết

Rất nhiều sinh viên Việt Nam đã lựa chọn Pháp là điểm đến du học của mình vì những chính sách ưu đãi đối với ngành giáo dục của Chính phủ Pháp như: chi phí học tập được miễn hoàn toàn,nhà ở được trợ cấp tới 50% và còn được hưởng những ưu đãi từ những dịch vụ công cộng. Bạn phải chuẩn bị trước một năm cho chuyến du học của mình, vậy còn đợi gì mà bạn không tìm hiểu những điều cần biết về du học Pháp?

Thủ tục xin visa du học Úc

Hiện nay có hơn 400.000 sinh viên quốc tế được đào tạo tại các trường tại Úc, Việt Nam có hơn 22.000 sinh viên trong số đó - đứng vị trí thứ 4 về số lượng tại Úc. Đất nước Úc có những kỳ quan thiên nhiên tự nhiên và nhân tạo, môi trường yên bình, có thành phố hiện đại, những cộng đồng đa văn hóa, đặc biệt là danh tiếng về chất lượng giáo dục và sự đa dạng trong đào tạo là điểm thu hút mạnh mẽ sinh viên quốc tế.

Các nước được miễn thị thực nhập cảnh

Thị thực (hay thị thực xuất nhập cảnh, tiếng Anh: visa) là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn. Một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự.

 

Những điều cần lưu ý khi du học Canada

Quốc gia Canada có môi trường sống thanh bình, chất lượng sống cao, Chính phủ Canada luôn coi trọng các điều kiện về an sinh xã hội để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng những tiện ích. Thêm nữa chất lượng giáo dục Canada được toàn thế giới công nhận, chi phí sinh hoạt và học phí không quá cao nên Canada đang thu hút học sinh quốc tế đặc biệt là du học sinh ở độ tuổi phổ thông trung học....

 

 

 

Thủ tục xin visa đi Hàn Quốc

Visa đi Hàn Quốc chia thành nhiều loại khác nhau và có những quy định riêng như: visa thương mại, visa du lịch, visa quá cảnh, visa kết hôn, visa du học, visa dự hội nghị, visa lao động........ Xin visa Hàn Quốc không dễ nhưng cũng không quá khó nếu bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định của Đại sứ quán.

Thủ tục xin visa đi du học Ba Lan

Bạn đang muốn đi du học Ba Lan nhưng không biết phải làm những thủ tục gì? Bạn muốn tìm một dịch vụ làm visa Ba Lan uy tín, chất lượng cao? Hãy đến với Visa247, chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn thành mọi thủ tục cần thiết cho bạn.

Có nhiều thay đổi thuận lợi cho du học sinh Úc năm 2014

Đất nước Úc được biết đến như một quốc gia có nền Giáo dục phát triển lâu đời, nền Giáo dục và Đào tạo được thế giới đánh giá cao so với các nền giáo dục lớn như: Mỹ, Anh, Canada ...Với chất lượng giáo dục được xếp vào hạng tốt nhất thế giới và được sự hỗ trợ bởi một chính phủ năng động, nước Úc trở thành một trong những điểm đến để học tập được yêu thích hơn đối với rất nhiều sinh viên Việt Nam.

 

Visa du học Mỹ và 5 sai lầm hay gặp

Các trường Đại học Hoa Kỳ luôn chiếm một số lượng lớn trong các bảng xếp hạng các đại học khác nhau trên thế giới. Do đó có rất nhiều người mong muốn được du học ở Mỹ. Tuy nhiên không có nhiều người được du học Mỹ do có những sai lầm đáng tiếc. Chúng tôi đã tập hợp 5 sai lầm hay gặp khi xin visa du học Mỹ.

Khi phỏng vấn du học Mỹ thường gặp những câu hỏi như thế nào?

Khi bạn có ý định du học ở Mỹ thì bạn phải tìm hiểu những câu hỏi mà nhân viên lãnh sự quán đặt ra để vượt qua được buổi phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự quán có thể đặt ra nhiều câu hỏi về các vấn đề khác nhau, nhưng chủ yếu nằm trong phạm vi như thông tin bản thân, gia đình, người bảo trợ, kế hoạch học tập tại Mỹ và có ý định quay trở về không.

 

Du học Anh và những điều cần lưu ý khi xin visa

Trước khi bước vào phỏng vấn thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, bình tĩnh hơn và khả năng xin visa thành công sẽ cao hơn. Visa247 đã tổng hợp thành bài viết về một số thông tin bạn nên lưu ý khi phỏng vấn xin visa du học Anh.

Điều cần lưu ý khi làm visa đi Canada

 

Lãnh sự quán Canada tại HCM và HN là nơi cấp visa đi Canada  tạm thời (temporary Visa) bao gồm Visa du lịch cho người Việt Nam. Thời gian đợi để có visa trung bình là 30 ngày. (Thời hạn xét duyệt visa 03 tuần chỉ tính những ngày làm việc).

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị những loại hồ sơ giấy tờ sau (lưu ý tất cả các ọoại giấy tờ đều phải được dịch và đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương).

- Hộ chiếu bản chính còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày khởi hành + hộ chiếu cũ nếu có (hộ chiếu phải được ký tên và ghi họ tên đầy đủ).

- 04 hình 4 x 6mm (chụp không quá 06 tháng, phông nền trắng).

- Chứng minh thư nhân dân

- Hộ khẩu đầy đủ các trang (kể cả các trang trống gồm 16 trang).

- Giấy khai sinh.

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

  + Trường hợp độc thân:

 Chưa có gia đình thì phải có giấy xác nhận độc thân của UBND phường chứng nhận.

Chồng/Vợ mất thì phải có giấy chứng tử

  + Trường hợp có gia đình thì phải có giấy đăng ký kết hôn.

  + Trường hợp đã ly hôn thì phải có quyết định đồng ý cho ly hôn của tòa án.

- Giấy tờ chứng minh việc làm:

Nếu là chủ doanh nghiệp: thì phải có giấy phép đăng ký kinh doanh và biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của 2 năm vừa qua.

Nếu là nhân viên của một công ty nào đó: phải có đơn xin nghỉ phép của Công Ty đồng ý cho nghỉ phép để đi Du Lịch (nội dung của đơn phải ghi rõ chức vụ, thời gian làm việc, mức lương: Sổ bảo hiểm xã hội, hơp đồng lao động bảng chi tiết tài khoản (nếu nhận lương bằng chuyển khoản).

Nếu là học sinh, sinh viên thì phải có bản sao của giấy chứng nhận sinh viên, học sinh.

Nếu là đại lý bán hàng cho một công ty nào đó thì phải có giấy chứng minh doanh số hằng tháng và lợi nhuận hàng tháng, hoặc năm, hợp đồng đại lý.

- Chứng minh khả năng tài chính:

Một sổ tiết kiệm cá nhân ít nhất 5.000 USD, tiền gửi có kỳ hạn, giấy xác nhận tiền gửi trong ngân hàng, master card, visa card... (nếu có). Nếu được càng nhiều càng tốt.

Giấy chủ quyền nhà, đất, hợp đồng cho thuê nhà, đất, xe hơi, giấy đăng ký xe hơi...

- Trẻ em dưới 18 tuổi đi du lich với người thân không phải là Ba hoặc Mẹ. Thì phải có thư cho phép của Ba Mẹ chấp thuận cho đi chơi với người khác, hoặc thư xác nhận quyền giám hộ của người đi cùng.

- Nếu người đã nghỉ hưu cần có quyết định nghỉ hưu của công ty, đơn bảo lãnh của con cái đồng ý tài trợ toàn bộ chi phí chuyến đi của Cha Mẹ.

LƯU Ý: Lãnh Sự Quán Canada có thể sẽ yêu cầu Quý vị tham gia phỏng vần nếu cần thiết cho việc xử lý đơn

Bước 2: Điền mẫu đơn

Dưới đây là các mẫu đơn để làm thủ tục xin visa du lịch được tải về từ website của Đại sứ quán Canada.

 

Document Checklist [IMM 5484]  (PDF, 27 KB)

Application for Temporary Resident Visa Made Outside of Canada [IMM 5257]  (PDF, 338 KB)

Family Information [IMM 5645]  (PDF, 59 KB)

Schedule 1 - Application for a Temporary Resident Visa Made Outside of Canada [IMM 5257 - Schedule 1]   (PDF, 61 KB)

Statutory Declaration of Common-law Union [IMM 5409]  (PDF, 97 KB)

Visa application photograph specifications

Use of a Representative [IMM 5476]  (PDF, 55 KB)

Instruction Guide [IMM 5256]

 

Bước 3: Đóng phí

 

Loại visa

Lệ phí

Phí hành chánh nộp hồ sơ

Thời gian xét hồ sơ

CAD

USD

Tại chỗ

Bưu điện

Thị thực du lịch 1 lần

75

 75

 15 USD

300.000 VND 

4 tuần 

Thị thực du lịch nhiều lần

150

 150

Thị thực du lịch (gia đình)

400

 400

Thị thực du học

125

 125

 3 tháng

Thị thực làm việc ngắn hạn

150

150

3 tháng

 

Bước 4: Nộp hồ sơ

Địa điểm nộp hồ sơ :

Lãnh sự quán Canada tại Hà Nội

Số 31 Hùng Vương, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại : +84(4) 3734 5000 / +84 (4) 3823 5500

Fax : +84(4) 3734 5049

Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Giờ  làm việc

Từ thứ hai đến thứ năm: 08:00 – 12:00 and 13:00 – 17:00

Thứ sáu: 08:00 – 13:30

Lãnh sự quán Canada tại TPHCM :

Tầng 10 tòa nhà Metropolitan, 235 Đường Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại : +84 (8) 3827 9899

Fax : +84 (8) 3827 9935

Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Giờ làm việc:

Từ thứ hai đến thứ năm: 08:00 – 12:00 and 13:00 – 17:00

Thứ sáu: 08:00 – 13:30

Bước 5: Chờ xét duyệt và phỏng vấn của Đại Sứ Quán (nếu có)

Xin visa và những lưu ý khi đi phỏng vấn

Khi chuẩn bị cho một chuyến du lịch nước ngoài thì xin visa là một trong những công đoạn quan trọng nhất. Khi đi phỏng vấn xin visa có những điều gì cần lưu ý? Hãy đọc bài viết dưới đây và cùng Visa247 trả lời câu hỏi đấy.

 

Thị thực điện tử Thổ Nhĩ Kỳ

anh-2-8398-1384424261

 

 

Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng thị thực  qua kênh điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lời hơn trong việc đi du học, du lịch, công tác hay đi làm việc giao thương bên Thổ Nhĩ Kỳ. Việc áp dụng hình thức này đem lại sự nhanh chóng và tiện lợi cho người dân.

E – visa (Thị thực điện tử ) là một trong những dạng khác của Visa thông thường. Với dịch vụ trực tuyến này khách hàng có thể dễ dàng thực hiện chỉ với một số thao tác đơn giản và tất cả các thủ tục đăng ký không mất nhiều thời gian nhanh và tiện lợi hơn so với hình thức visa thông thường.

Việc E-visa Thổ Nhĩ Kỳ còn có đặc điểm không cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại đại sứ quán, khi này người đăng ký chỉ cần khai thông tin cơ bản trực tiếp tại web evisa.gov.tr/en/ , sử dụng thẻ Master Card hoặc thẻ Visa Card để thanh toán với lệ phí 20USD. Hệ thống sẽ gửi lại thông báo về hộp thư mà bạn đã đăng ký.

Để nhập cảnh bạn chỉ cần in và xuất trình E-visa kèm passport và vé máy bay tại quầy nhập cảnh hải quan Thổ Nhĩ Kỳ. Khi này bạn có thể tham quan và du lịch tại đất nước với nhiều kỳ quan thiên nhiên độc đáo.

Bên cạnh đó người đăng ký cần phải lưu lại E-visa trong suốt thời gian lưu trú tại Thổ Nhĩ Kỳ để có thể xuất trình khi cần thiết.

E-Visa có thời hạn 180 ngày từ ngày cấp và cho phép người sở hữu có thể nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ một lần với mục đích du lịch hoặc công tác trong thời gian không quá 30 ngày.

Điều kiện quan trọng nhất để xin cấp E-visa là người đăng ký phải có visa hoặc thẻ cư trú của các nước Schengen hoặc các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Bên cạnh đó, visa hoặc thẻ cư trú này phải còn hiệu lực ngay tại thời điểm nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ. Một lưu ý quan trọng nữa là E-visa chỉ có giá trị khi người đăng ký sử dụng vé máy bay khứ hồi của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines. 

Những lưu ý trước khi xin visa Ấn Độ

Khi xin visa Ấn Độ tùy từng mục đích như du học, quá cảnh, công tác hay đi du lịch mà việc xin visa có phần khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin nêu ra những lưu ý cực kỳ quan trọng (dành cho người Việt Nam) khi xin visa Ấn Độ.

Thông tin về xin thị thực của Đức

thongtinvisa

 

 

Một số điều bạn cần lưu ý khi làm visa Đức.

Các trường hợp nộp đơn xin cấp thị thực, ngoài lệ phí giải quyết hồ sơ là 60, hoặc 30 Euro khoảng 1.700.000VMD hoặc 900.000 VND tính theo tỷ giá ngân hàng vào thời điểm nộp đơn hoặc có thể thanh toán bằng Euro với thẻ tín dụng, Khi này đại sứ quán không thu thêm bất kỳ khoản phí nào khác.

Xin lưu ý quý vị rằng, chỉ những thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu VISA, MASTER và AMERICAN EXPRESS mới có thể được chấp nhận và quý vị có thể phải trả phí giao dịch tại nước ngoài nếu sử dụng thẻ tín dụng không phải của Đức. Khoản phí giao dịch này do tổ chức phát hành thẻ tín dụng đưa ra đối với quý vị, chứ không phải là lệ phí do Đại sứ quán đưa ra.

CHÚ Ý.

Những người mời chào dịch vụ bên ngoài Đại sứ quán không phải là nhân viên của Đại sứ quán. Việc nhờ những người này làm dịch vụ là không cần thiết và cũng không làm tăng khả năng được cấp thị thực.

Tất cả các tờ hướng dẫn và mẫu đơn xin cấp thị thực có thể tải từ trang web của sứ quán xuống. Kể cả nhân viên của Đại sứ quán hay các cá nhân  và tổ chức khác cũng không phát các tờ hướng dẫn hoặc mẫu đơn xin cấp thị thực.

Lưu ý đặc biệt dành cho người xin thị thực:

Do số lượng đơn xin cấp thị thực hiện nay rất lớn nên dự kiến cho tới cuối tháng 9 năm 2014 Quý vị có thể phải chờ đến 6 tuần mới đặt được lịch hẹn nộp hồ sơ xin thị thực. Vì vậy, đề nghị Quý vị đặt hẹn sớm - về nguyên tắc sẽ không có ngoại lệ cho các trường hợp không đặt hẹn qua hệ thống.

Visa Trung Quốc và những điều cần biết

Các bạn có nhu cầu đi đến đất nước Trung Quốc mà chưa biết thủ tục xin visa như thế nào. Hãy đến với chúng tôi. Dịch vụ Visa247 chuyên tư vấn và cung cấp hồ sơ làm visa Trung Quốc, chúng tôi  nhận làm thủ tục visa Trung Quốc trọn gói với chi phí dịch vụ thấp nhất. Đồng thời, chúng tôi cam kết về chất lượng và thời gian hoàn thành dịch vụ cho các bạn.

Thông tin mới về dịch vụ cấp thị thực Hoa Kỳ

thithuc s6

 

Bắt đầu từ ngày 22/2/2014, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa ra dịch vụ cung cấp thị thực mới cho các đương đơn. Đồng thời Trung tâm Hỗ trợ khách hàng và trang web mới sẽ được thành lập để nhằm thuận tiện cho các đương đơn trong việc hẹn lịch phỏng vấn và trả lời các câu hỏi có liên quan đến quy trình xin thị thực.
Sau đây là một số quy định mới bạn cần biết về viwcj cấp thị thực không định cư và thị thực diện K (hôn phu, hôn thê) kể từ ngày 22/2/2014.
- Lấy phiếu để điền và in phiếu nộp tiền cho ngân hàng. Bạn lấy phiếu bằng cách truy cập trang web ustraveldocs.com.
- Nộp phiếu này cho ngân hàng HSBC hoặc tới Bưu Điện Việt Nam ở bất kỳ địa chỉ nào để đóng chi phí thị thực.
- Điền mẫu đơn xin thị thực DS-160.
- Bạn truy cập vào web ustraveldocs.com để đặt lịch hẹn phỏng vấn hoặc bạn có thể gọi điện trực tiếp tới trung tâm hỗ trợ khách hàng (chú ý đây là dịch vụ miễn phí)
- Khi đặt lịch hẹn phỏng vấn xong bạn điền đầy đủ thông tin địa chỉ nhận hộ chiếu và thị thực. khi đơn xin thị thực được chấp nhận hộ chiếu và thị thực sẽ được chuyển miễn phí đến địa chỉ bạn đã điền ở phần thông tin trên.
Về phía trung tâm hỗ trợ khách hàng sẽ phuc vụ quý khách các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 từ 8h sáng đến 8h tối. được áp dụng từ ngày 22 tháng 2 năm 2014 qua các số điện thoại ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ để hỗ trợ khách hàng khi đặt lịch hẹn phỏng vấn với các dịch vụ như xin thị thực và cung cấp thông tin về quy trình xin thị thực.
Nhân viên hỗ trợ khách hàng ở Việt Nam sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh còn đối với Hoa Kỳ nhân viên chỉ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh để hỗ trợ khách hàng.
Thông tin cần thiết cho đương đơn xin thị thực không định cư:
- Nếu quý khách đã đặt hẹn phỏng vấn thị thực VÀ đã trả lệ phí xin thị thực tại ngân hàng Citibank hoặc Eximbank, quý khách vui lòng có mặt tại Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự Quán vào ngày đặt hẹn. Quy trình mới sẽ không ảnh hưởng đến quá trình nộp đơn của quý khách.
- Nếu quý khách chưa đặt hẹn phỏng vấn thị thực nhưng đã đóng phí xin thị thực tại ngân hàng Citibank hoặc Eximbank, quý khách sẽ không thể sử dụng hệ thống đặt hẹn mới. Quý khách nên cố gắng đặt hẹn theo hệ thống đặt hẹn hiện tại trước ngày 22 tháng 02, 2014. Nếu quý khách không thể đặt hẹn trước ngày 22 tháng 02, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Hỗ Trợ Khách Hàng để được hướng dẫn thêm.
- Những đương đơn thuộc diện miễn phí xin thị thực (theo diện ngoại giao và trao đổi văn hoá) sẽ không thể sử dụng hệ thống đặt hẹn mới và nên liên hệ với Trung Tâm Hỗ Trợ Khách Hàng để được hướng dẫn thêm.
- Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chương trình cấp lại thị thực mà không cần phỏng vấn dành cho những đương đơn đủ điều kiện. Đơn xin thị thực phải được gửi qua đường bưu điện Việt Nam. Vui lòng tham khảo trang ustraveldocs.com để biết thêm chi tiết. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chương trình nộp đơn xin cấp lại thị thực miễn phỏng vẫn vẫn tiếp tục tại cửa sổ đến hết tháng 3. Kể từ ngày 1 tháng 4, việc xin cấp lại thị thực sẽ chỉ được nộp qua Bưu điện Việt Nam.
Thông tin cần thiết cho đương đơn xin thị thực định cư:
- Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia (NVC) vẫn tiếp tục lên lịch hẹn phỏng vấn cho hầu hết các loại thị thực định cư, trừ thị thực diện hôn phu/hôn thê (K).
- Dịch vụ chuyển phát thị thực cho đương đơn xin thị thực định cư là hoàn toàn miễn phí. Xem thông tin về thị thực tại trang ustraveldocs.com hoặc gọi đến Trung Tâm Hỗ Trợ Khách Hàng.

44 nước du lịch không cần visa

Người Việt Nam có thể du lịch 44 nước mà không cần visa (Theo bảng thống kê của Movehub).

 

Làm gì khi bị mất hộ chiếu ở nước ngoài

 

Khi bị mất hộ chiếu ở nước ngoài, bạn cần thông báo ngay sự việc cho cảnh sát ở nước sở tại và cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam gần nhất để tránh bị kẻ gian lợi dụng.

 


Sau đó bạn điền đầy đủ thông tin vào đơn trình báo mất hộ chiếu, rồi gửi mail về cục Lãnh sự và cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam nước sở tại kèm theo 2 ảnh 4x6 và bản chụp giấy xác nhận báo mất hộ chiếu của cảnh sát.
Sau đó bạn có mặt tại cơ quan đại diện, Cục quản lý Xuất nhập cảnh sẽ hủy hộ chiếu đó, tức là hủy toàn bộ quyền sử dụng hộ chiếu đó tới hầu hết các nước khác nữa.
Khi hộ chiếu đã hủy, bạn có tìm thấy hộ chiếu nhưng nó cũng không còn giá trị nữa.
Khi đó bạn cần xin cấp hộ chiếu mới.
Nếu bạn mang theo giấy tờ tùy thân khác chứng minh quốc tịch Việt Nam như chứng minh thư, bằng chứng bạn nhập cảnh hợp pháp, trong 5 ngày làm việc bạn sẽ có hộ chiếu mới. Nếu bạn về nước sẽ được cấp Giấy Thông hành.
Nếu bạn đi cùng nhóm hay tour, người đi cùng đoàn xuất trình hộ chiếu cá nhân để xác nhận bạn là thành viên, bạn sẽ được cấp thông hành về nước trong 24h.
Nếu bạn không có giấy tờ và cũng không đi cùng ai, cơ quan Đại diện Việt Nam sẽ phải tiến hành xác minh, thời gian cũng không quá 5 ngày, bạn sẽ nằm trong đối tượng được xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc Thông hành.

Quy định mới về xin visa, gia hạn visa, thẻ tạm trú cho người nước ngoài từ 01/01/2015

Một số quy định mới về việc xin cấp thị thực, gia hạn visa, thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được thi hành từ ngày 01/01/2015

Thị thực và những điều cần biết

thị thực và những điều cần biết

 


Thị thực là gì?


Thị thực là bằng chứng hợp pháp xác nhận bạn được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Một số quốc gia đã thỏa hiệp với nhau là không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp.


Phân loại thị thực


Tùy thuộc vào cách dùng và giá trị có 2 cách chia chính:
1. Theo cách dùng thị thực:
Có 2 loại thị thực là:
- Thị thực dán: dùng để dán trực tiếp vào hộ chiếu
- Thị thực rời: dùng cấp rời kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại thay hộ chiếu.
2. Theo giá trị sử dụng:
Có 5 loại thị thực là:
- Thị thực nhập cảnh
- Thị thực xuất cảnh
- Thị thực có giá trị 1 lần
- Thị thực có giá trị nhiều lần
- Thị thực có giá trị theo thời gian
Thời hạn
Các quốc gia có điều kiện để cấp thị thực riêng. Khoảng thời hạn để bạn lưu lại trên đất nước họ riêng. Còn thị thực Việt Nam có giá trị dài nhất không quá 12 tháng và không gia hạn thêm được. Thường thì thị thực hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh. Nhưng nó có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào.
Những ký hiệu thị thực cần biết
A1: dành cho đoàn khách mời của Trung ương như: Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước và các đoàn khách mời của các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thân nhân.
A2: dành cho cơ quan đại diện nước ngoài và thân nhân.
A3: dành cho người làm việc cho cơ quan đại diện nước ngoài hoặc thăm cơ quan đại diện nước ngoài.
B1: dành cho người làm việc với Viện Kiểm soát và Tòa án nhân dân tối cao, các Bộ và cơ quan ngang Bộ,cơ quan trực thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố, cơ quan trung ương của tổ chức nhân dân và quần chúng.
B2: dành cho chủ các dự án đầu tư đã được cấp phép.
B3: dành cho người làm việc với doanh nghiệp Việt.
B4: dành cho người làm việc tại phòng đại diện, chi nhánh tổ chức kinh tế, văn hóa,.. của nước ngoài, hoặc các tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Việt Nam
C1: dành cho người muốn đi du lịch Việt.
C2: dành cho người muốn vào Việt Nam với mục đích khác.
D: dành cho người muốn vào Việt Nam không có cơ quan, tổ chức mời đón và lưu trú ở Việt Nam không quá 15 ngày và đáp ứng đủ điều kiện để cấp thị thực D.

 

 

Công dân người Hàn Quốc, Nhật Bản..... vào Việt Nam bằng miễn thị thực

Từ năm 2015 sẽ có quy định mới về thời gian nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài thuộc diện miễn visa thị thực đơn phương như Nhật Bản, Hàn Quốc.........

Tổng hợp danh sách những quốc gia miễn Visa cho người Việt Nam

Bạn đang muốn sang khối các nước Asean và một số nước khác nhưng không biết có nên làm Visa hay không; Visa247 sẽ giúp bạn chọn lọc danh sách những quốc gia miễn Visa cho người Việt Nam.


*Danh sách các quốc gia Đông Nam Á miễn visa cho người Việt Nam nhưng với điều kiện hộ chiếu còn có giá trị sử dụng tối thiểu 6 tháng.

 

Cac nuoc dong nam a


• Philippin: đối tượng là người mang hộ chiếu phổ thông, thời gian tạm trú không quá 21 ngày và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác. Người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ quy định thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú có thể gia hạn được.
• Lào: đối tượng là công dân Việt Nam với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin thị thực trước, thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày.
• Campuchia: đối tượng là người mang hộ chiếu phổ thông thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Đối với người mang ộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không quy định cụ thể thời gian miễn thị thực.
• Thái Lan: đối tượng là người mang hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
• Bru-nây: đối tượng là người mang hộ chiếu phổ thông còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
• Singapore: đối tượng là người mang hộ chiếu phổ thông có thời gian tạm trú không quá 30 ngày, có vé máy bay khứ hồi hoặc vé máy bay đi tiếp nước khác, có đủ khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.
• Indonesia: đối tượng là người Việt Nam không phân biệt loại hộ chiếu được nhập cảnh Indonesia được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Không thể gia hạn thời gian tạm trú.
• Malaysia: đối tượng áp dụng cho công dân Việt Nam không phân biệt hộ chiếu, thời gian tạm trú không quá 30 ngày với những mục đích như du lịch, tham dự các hoạt động thể thao, công vụ, thăm người thân,…

 

*Danh sách các quốc gia khác


• Nhật Bản: đối tượng là người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi thực hiện chức năng ngoại giao, chức năng lãnh sự, nhiệm vụ chính thức của Chính phủ. Những đối tượng này không giới hạn thời gian tạm trú.
• Cuba: Từ ngày 01/12/2010, công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông được miễn visa vào Cuba.
• Ba Lan: đối tượng là người mang hộ chiếu ngoại giao còn giá trị do Bộ Ngoại giao cấp với thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên.
• Cộng hòa Panama: đối tượng là người mang hộ chiếu phổ thông với mục đích du lịch.
• Haiti, Ecuador, Uruguay: đối tượng là người mang hộ chiếu còn giá trị sử dụng tối thiểu 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.


Các quốc gia khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Sri Lanka, Bănglađét, Các tiểu vương quốc Ảrập Thống Nhất, Liên Bang Nga, Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ, Hunggari, Braxin, Achentina, Anbani, Braxin, AiCập, Côlômbia, Mêxicô, Vênêduêla, Cô-oét, Crôatia, Angiêri, Nam Phi: Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ với thời gian tạm trú không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

 

 

ST

Visa thị thực Việt Nam sẽ thay đổi ký hiệu vào năm 2015

Những ký hiệu trước đây của visa thị thực Việt Nam cấp cho người nước ngoài như B2, B3, C1, C2, D...... sẽ được thay thế toàn bộ bởi những ký hiệu khác dễ hiểu hơn và đơn giản hơn để phù hợp với tình hình hiện tại.

Visa là gì?

Có nhiều người đã nghe về visa, nhưng có nhiều người chưa hiểu rõ về visa; sau đây, Visa247 sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về visa.

 

visa


Visa là gì?


Visa có một tên gọi khác là thị thực chính là sự xác nhận cho phép nhập cảnh hoặc lưu trú tới quốc gia cấp visa.
Ví dụ như: Ví dụ bạn là người Việt Nam muốn sang Hàn Quốc đi du lịch, bạn phải làm visa Hàn Quốc. Còn bạn muốn sang Canada thì bạn phải làm visa đi Canada, muốn sang Thổ Nhĩ Kỳ thì làm visa Thổ Nhĩ Kỳ,…


Thời hạn sử dụng của visa Việt Nam


Visa du lịch: có giá trị 30 ngày từ ngày nhập cảnh. Đối tượng chính là khách du lịch, được quyền xuất nhập cảnh 1 lần qua cửa khẩu quốc tế.
Visa thương mại: có giá trị lâu hơn visa du lịch, có giá trị từ 90-180 ngày từ ngày nhập cảnh. Đối tượng chính là người nước ngoài sang Việt Nam làm ăn, hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư, được quyền xuất nhập cảnh nhiều lần qua cửa khẩu quốc tế.

 

ST

VISA247

VPKD Hà Nội: Số nhà 28, ngách 1, ngõ 111 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

VPGD HCM: Số 353C Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0986 147 298 - 0972 87 33 99 - 0947 242 247 - 0913 59 47 45

ĐT: 02 462 911 462;  Email: Yenvisa247@gmail.com

Chuyên xuất cảnhVisaxuatcanh247@gmail.com

Liên hệ

Vui lòng để lại địa chỉ email và số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại với bạn

Invalid Input

Invalid Input

Invalid Input