7 món ăn ngày Tết mà người nước ngoài nên thử 1 lần khi đến Việt Nam

Đối với người Việt Nam Tết Nguyên Đán là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, nó chính là thời gian tất cả mọi người trong gia đình quây quần sum họp bên nhau cùng đón mùa xuân mới về. 

Còn với những người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc muốn thưởng thức hương vị ngày tết cổ truyền Việt Nam thỳ sao.? 

Hãy cùng nhau vào bếp cùng tìm hiểu cách nấu ăn ngon ngày tết để có những món ăn hấp dẫn vào ngày Tết sắp tới nhé.!

1. Bánh chưng

Có 1 thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình người Việt đó chính là cặp bánh chưng xanh, bánh chưng là linh hồn của ngày tết và là loại bánh có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, đậu xanh, thịt lợn và được gói vuông vức bằng lá dong sau đó đem luộc suốt 14 tiếng đến khi chín. Bánh dẻo, thơm mùi thơm của gạo nếp và có màu xanh của lá.

2. Dưa hành

Người Việt Nam có câu “Bánh chưng xanh thì phải đi đôi với dưa hành”. Dưa hành có vị cay cay, hơi chua được dùng ăn kèm với bánh chưng, các món ăn trong ngày tết làm tăng thêm hương vị của thức ăn và còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Để có món dưa hành ngon thì cần chọn lựa các củ hành già, chắc đem cắt bỏ phần lá rồi ngâm củ hành vào nước tro pha với hàn the khoảng 2 ngày.

Sau đó vớt ra bóc vỏ và cắt rễ rồi cho vào hộp muối với nước giấm nấu đường để nguội, khoảng vài ngày là ăn được. Dưa hành ăn kèm sẽ không bị ngấy khi ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ và bạn sẽ thấy ngon miệng hơn.

3. Giò

Bên cạnh đó một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết từ xưa tới nay chính là giò, giò có 2 loại là giò lụa và giò xào.

Giò lụa được làm từ thịt giã thật nhuyễn với nước mắm ngon rồi được gói thành hình ống bằng lá chuối xanh sau đó cho vào nồi luộc hoặc hấp.

Khi ăn thái thành từng khoanh, giò có màu trắng mịn, vài lỗ nhỏ trên bề mặt giò. Vì sử dụng thịt heo để làm giò nên đây là giò lụa làm bằng thịt heo, hoặc bạn có thể dùng thịt bò để làm.

Giò xào là món ăn được làm từ các bộ phận của thủ lợn, cùng mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu xào chín rồi dùng lá chuối hoặc khuôn để gói giò. Giò xào ăn giòn và thơm ngon của các gia vị gói kèm.

4. Thịt đông

Thịt nấu đông là món ăn truyền thống của người miền Bắc, một món ăn riêng của mùa đông với không khí càng lạnh thì món thịt đông sẽ trở nên càng ngon hơn.

Thịt kho đông được chế biến từ thịt heo hoặc là thịt gà được ninh nhừ, sau đó để thịt ngoài trời cho đông lại hoặc để bảo quản trong tủ lạnh thịt sẽ đông nhanh hơn.

Khi thịt đông lại trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Thịt nấu đông ăn kèm với dưa hành muối sẽ thật là ngon tuyệt.

5. Thịt gà

Thịt gà luộc một món ăn không thể không kể đến trong các dịp lễ tết, từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới.

Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt.

6. Xôi gấc

Người Việt có câu “con gà mâm xôi” chính vị vậy xôi gấc là thứ không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền Việt Nam.

Người Việt Nam quan niệm xôi gấc màu đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng với mong muốn một năm mới suôn sẻ gặp điều tốt lành.

7. Mứt

Mỗi dịp Tết về bên cạnh đào mai nở thắm, nhâm nhi bên tách trà thơm ngát không thể thiếu khay mứt với đầy đủ màu sắc như mứt bí thanh mát, vị cay cay của mứt gừng, mứt dừa dẻo ngọt, mứt khoai….

Những sản phẩm này bạn có thể tự tay mình làm để mời mọi người cùng thưởng thức trong những ngày tết hoặc làm quà để biếu.

Các món ăn cổ truyền ngày tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày. Trên đây là 7 món ăn ngày tết không thể thiếu trong ngày tết cổ truyển Việt Nam mà những khách du lịch cũng như người lao động nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam nên ăn thử 1 lần.

>>>Xem ngay: Dịch vụ Gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài 2018