Xin visa vào Việt Nam có khó không - Bí kíp xin visa nhanh

 

Xin visa vào Việt Nam có khó không? Làm sao để xin visa vào Việt Nam nhanh nhất vừa tiết kiệm tiền? Và rất nhiều câu hỏi khác sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ này của visa247


Vào thời điểm hiện tại, khi mà công nghệ phát triển vượt bậc, con người đã không còn muốn bó buộc mình trong một không gian hẹp tại quốc gia nơi mình ở, ai cũng muốn vươn mình ra thế giới. Không ít người muốn đến các nước khác nhau với nhiều mục đích: Học tập, tham quan thắng cảnh và thưởng thức các món ăn tại nhiều nơi trên thế giới, hoặc chỉ đơn giản là mở rộng tầm nhìn và hiểu thêm về nhiều nền văn hóa khác nhau.

Sau khi mở rộng thông thương với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam dần trở thành một trong những nước được nhiều người nước ngoài đến du lịch. Việt Nam với nhiều thắng cảnh, phong phú về ẩm thực và đa dạng về văn hóa (văn hóa vùng miền với hơn 50 dân tộc khác nhau).

Tuy nhiên do khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ nên không phải người nước ngoài nào cũng nắm rõ những kiến thức và thủ tục cần thiết để có thể suôn sẻ trong việc xin visa. Bắt đầu từ ngày 01/01/2015 Luật Việt Nam thay đổi và sẽ áp dụng quy định mới của Luật xuất nhập cảnh số  47/2014/QH2013  ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2014, dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp mới visa hay xin gia hạn visa nếu như người nước ngoài nhập cảnh vào không đúng mục đích.

Sau đây là những điểm chính trong quy định mới của Luật về việc xin cấp visa, gia hạn visa được thể hiện bao gồm:

  1. Visa, thị thực cho người nước ngoài không được chuyển đổi mục đích (Điều 7).
  2. Luật mới thay đổi ký hiệu thị thực so với trước đây (Điều 8), ký hiệu của thị thực visa trong luật mới thể hiện sự dễ hiểu, ký hiệu của thị thực theo quy định mới là tên viết tắt của mục đích người xin cấp thị thực.
  3. Thị thực cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không quá 5 năm. Như vậy là thời hạn của thị thực dài hơn quy định cũ, quy định cũ thời hạn tối đa không quá 3 năm.
  4. Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì lần nhập cảnh tiếp theo phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày. Theo Phép lệnh cũ thì không có quy định về điều này.
  5. Người nước ngoài, doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần lưu ý những nội dung quan trọng của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thời gian để giải quyết hồ sơ là 5 ngày làm việc.

Khi xin công văn khách, chúng ta sẽ thường gặp một số từ viết tắt. Sau đây là các chữ viết tắt và ý nghĩa của nó.

  • Nếu là công ty Đầu tư vốn nước ngoài hoặc công ty TNHH đóng dấu Ký hiệu visa là DN (ký hiệu này dành cho những người vào Việt Nam để làm việc trong trường hợp chưa xin được giấy phép lao động và xin tối đa được 3 tháng. Chúng ta có thể xin 3 tháng 1 lần hoặc 3 tháng nhiều lần, tùy theo mục đích sử dụng visa)
  • Nếu Văn phòng đại diện đóng dấu Ký hiệu visa là NN3
  • Trường hợp nếu có giấy phép lao động nộp chung thì sẽ có ký hiệu visa là LĐ (sau này khi nhập cảnh sẽ có thể làm được thẻ tạm trú, chúng ta phải sao y công chứng kẹp vào hồ sơ, nếu không sao y được thì hãy photo và đem theo giấy phép lao động bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể sao y giúp)
  • Trường hợp thân nhân vợ, chồng, con muốn vào Việt Nam theo gia đình sẽ có ký hiệu visa là TT (giấy chứng nhận quan hệ phải được hợp thức hóa lãnh sự và dịch công chứng, trường hợp con trên tuổi lao động >18 tuổi chỉ xin được visa tối đa 6 tháng nếu cha hoặc mẹ có tiêu chuẩn để cấp visa dài hạn)
  • Trường hợp là chủ đầu tư, có tên trên giấy phép kinh doanh thì ký hiệu visa sẽ là ĐT

Trên đây chỉ là một vài điều cơ bản trong quá trình xin cấp hoặc gia hạn visa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Các bạn có thể thấy việc xin visa vào Việt Nam có khó không? Ngoài những điều trên, còn cần phải chuẩn bị giấy tờ có chứng thực cũng khá nhiều, chưa kể đến chi phí đóng theo quy định của nhà nước cũng rất nhiều khung và giá cả khác nhau tùy theo giá trị visa định xin.