Thủ tục làm visa Pháp

Pháp (tên chính thức Cộng hòa Pháp), là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền. Quốc gia này là một nước công nghiệp, có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng Euro và khối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ khí hạt nhân.

 


Bạn muốn làm visa Pháp? Hãy liên hệ với VISA247 để được tư vấn và hướng dẫn một cách cụ thể.

 

1. Thủ tục xin thị thực nhập cảnh Pháp:
- Hộ chiếu Ngoại giao được miễn visa nhập cảnh vào Pháp, nhưng người mang Hộ chiếu Ngoại giao phải đăng ký để đến Đại sứ quán(ĐSQ) Pháp tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán(TLSQ) Pháp tại TP. HCM để lăn dấu vân tay.
- Hộ chiếu Công vụ và Hộ chiếu Phổ thông phải đăng ký hồ sơ qua mạng để hẹn ngày phỏng vấn trực tiếp xin visa nhập cảnh vào Pháp; riêng hộ chiếu Công vụ phải có Công hàm của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM trực thuộc Bộ Ngoại giao gửi đến Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP. HCM.
+ Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra phải đăng ký hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. Các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào phải đăng ký hồ sơ xin visa tại Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP. HCM.
+ Hồ sơ xin visa đối với Hộ chiếu Công vụ bao gồm: Tờ khai theo mẫu của ĐSQ hoặc TLSQ Pháp, quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi công tác tại Pháp, giấy mời của đối tác mời đến Pháp (hồ sơ phải được dịch ra tiếng Pháp hoặc tiếng Anh), Hộ chiếu Công vụ có giá trị sử dụng còn trên 6 tháng, vé máy bay khứ-hồi, giấy bảo hiểm khi đi qua Pháp, Công hàm của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM thuộc Bộ Ngoại giao.
+ Hồ sơ xin visa đối với Hộ chiếu Phổ thông bao gồm: Tờ khai theo mẫu của ĐSQ hoặc TLSQ Pháp, giấy mời của đối tác mời đến Pháp (hồ sơ phải được dịch ra tiếng Pháp hoặc tiếng Anh), Hộ chiếu Phổ thông có giá trị sử dụng còn trên 6 tháng, vé máy bay khứ-hồi, giấy bảo hiểm khi đi qua Pháp.
+ Đăng ký xin ngày phỏng vấn trước 1 tháng qua đường điện tử trên trang website của ĐSQ hoặc TLSQ Pháp.

 

2. Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Chứng từ cần thiết khi nộp hồ sơ
+ Điền rõ ràng và kí tên vào đơn xin visa Shengen. Đơn xin thị thực bắt buộc phải được điền bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
+ 02 ảnh mới nhất
+ Hộ chiếu còn giá trị và được cấp từ ít nhất 10 năm, còn giá trị ít nhất 3 tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Shengen, còn ít nhất 2 trang trắng. Bản chính và photocopy tất cả các trang định danh của hộ chiếu và tất cả các trang có đóng dấu chính thức hoặc có visa.
+ Lệ phí hồ sơ: thanh toán bằng tiền mặt bằng VND tương đương với 60 Euros.
+ Lệ phí hồ sơ không hoàn lại nếu visa bị từ chối.
+ Hộ khẩu. Trình bản chính và photo.

- Chứng từ chứng minh mục đích của chuyến đi:
+ Giấy bảo lãnh của 1 cá nhân trong trường hợp lưu trú tại nhà của cá nhân đó.
+ Giấy xác nhận đăng kí trong trường hợp đi trong 1 chuyến du lịch có tổ chức, hay là chứng từ thích hợp khác cho biết chương trình của chuyến đi.
Trong trường hợp đổi máy bay (transit), visa hay giấy phép nhập cảnh vào quốc gia định đến. Vé máy bay tiếp theo cho chuyến đi.

- Chứng từ chứng minh chỗ ở:
Giấy của khách sạn xác nhận có giữ chổ trong suốt thời gian lưu trú trong khối Schengen có ghi rõ các ngày và thời gian lưu trú. Trình bản chính và photocopy. Nếu lưu trú tại nhà một cá nhân, một bản chánh giấy bảo lãnh do ủy ban (mairie) nơi lưu trú cấp.

- Khả năng tài chính:
Chứng từ chứng minh khả năng tài chính cho biết ngườ idu lịch có khả năng thanh toán chi phí trong suốt thời gian lưu trú trong khối Schengen (trung bình là 45 Euros/1 ngày). Sổ tiết kiệm, sao kê ngân hàng trong ít nhất là 3 tháng,.... Trình bản chính và photo.

- Các chứng từ khác:
+ Giấy giữ chỗ máy bay (lịch trình bay) đi và về Việt Nam - Pháp do một công ty hàng không cấp. Trình bản chính và photo.
+ Lịch trình chuyến đi ghi rõ ngày nhập cảnh và xuất cảnh, số ngày lưu trú tại từng quốc gia và mục đích của chuyến đi.
+ Chứng từ chứng minh nghề nghiệp:
+ Nhân viên có lãnh lương: giấy xác nhận làm việc có ghi họ tên, chức danh, ngày bắt đầu làm việc và mức lương của đương đơn, ghi trên giấy có tiêu đề của công ty có đề ngày, được kí và có con dấu của công ty. Trình bản chính và photo.
+ Sinh viên: Giấy xác nhận học có ghi ngày dự kiến hết học kì, trường hợp khác, giấy xác nhận có học bổng. Trình bản chính và photo.
+ Công việc tự do: Giấy đăng kí công ty, biên lai đóng thuế. Trình bản chính và photo.
+ Visa của các quốc gia ngoài khối Schengen sau khi đi Pháp. Trình bản chính và photo.

- Bảo hiểm đi lại:
Bảo hiểm đi lại quốc tế chấp nhận chi trả đến mức 30.000 Euros các chi phí nằm bệnh viện và hồi hương. Trình bản chính và photo.

- Trẻ dưới 18 tuổi:
+ Giấy cho phép do cha và mẹ viết và kí tên.
+ Photo hộ chiếu của cha và mẹ (hoặc là giấy tùy thân khác có ảnh)
+ Chứng từ chứng minh liên hệ gia đình

 

3. Những điều cần lưu ý khi đến nước Pháp:

- Nước Pháp là quốc gia cởi mở, thân thiện, người Pháp gặp nhau lần đầu luôn luôn nở nụ cười và cái bắt tay chào xã giao, nếu đã thân quen thì gặp nhau chào bằng một nụ hôn.
- Đối với người Pháp khi gặp nhau chỉ trao đổi về công việc, rất kỵ khi hỏi về chuyện đời tư, chuyện lương bổng và thu nhập.
- Lần đầu tiên khi đến các thành phố lớn của Pháp nên vào các quầy sách hoặc trung tâm hướng dẫn thông tin để mua 1 tờ bản đồ mang theo trong người; các bản đồ sử dụng tàu điện ngầm (Metro), tàu điện (Tramway), xe bus (chú ý khi xuống dưới hầm để đi tàu điện ngầm thì tuyệt đối không được quay phim, chụp ảnh)...; phương tiện đi lại giữa các thành phố lớn và các vùng thì thông dụng là tàu cao tốc (TGV) nếu cách nhau trên 300km và ô tô nếu cách nhau dưới 300km. Khi đi trên tàu, ô tô, xe bus và ở sân bay, du khách tuyệt đối tránh để quên túi xách, nếu du khách để quên túi xách thì ngay lập tức an ninh đến và sẽ cho tiêu hủy vì nghi ngờ có bom.
- Các khách sạn ở Pháp không có những đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, kem hay xà phòng. Do đó, du khách phải tự trang bị cho mình. Điện thoại dùng tại khách sạn rất đắc, do đó du khách nên mua sim và card điện thoại để có thể gọi tại các cabin và gọi từ số máy cố định của khách sạn; khi xem tivi tại các khách sạn, du khách chú ý chỉ xem nhưng kênh thông thường không phải trả tiền, muốn xem các kênh nhạy cảm phải hỏi giá cả trước.
- An ninh Pháp rất chặt, nhất là tại các sân bay. Do đó khi mang hành lý nếu có các chai lọ dung dịch nước thì nên gửi hành lý, không mang theo túi xách tay. Mỗi du khách được mang hành lý gửi tối đa 30kg và hành lý xách tay 7kg.
- Để mua quà làm quà tặng khi đi Pháp về thì ở Pháp có các loại mỹ phẩm, nước hoa (Lan-côm, Chanel, Jean Paul Gautier...), các loại sản phẩm từ sô-cô-la, các loại rượu vang từ nho.
- Nước Pháp dùng đồng tiền phổ thông là đồng euro chung trong khối.

Địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam tại Paris: 62-66 Rue Boileau -7501 6 Paris.
Ðiện thoại: (33-1) 4414 6400. Fax: (33-1) 4524 3948.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Lãnh sự: Điện thoại: (33-1) 4414 6421 / 4414 6426. Fax: (33-1) 4414 6424

 

 

 làm visa đi đức | visa nga | visa thuy sy | lam visa di my | visa di anh  | visa tho nhi ky | đăng ký visa

Tham khảo