Nhiều dòng thuế được cắt giảm từ đầu năm tới
Nhằm thực hiện các hiệp định thương mại hàng hóa với các khu vực, quốc gia liên quan từ đầu năm tới sẽ cắt giảm nhiều dòng thuế.
Bộ Tài chính vừa ban hành 5 Thông tư trong đó quy định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giai đoạn 2015-2018. Các văn bản này quy định biểu thuế để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN-Australia-New Zealand, ASEAN-Ấn Độ.
Theo ATIGA, đến năm 2015, hầu hết các mặt hàng của Việt Nam phải về mức 0-5%, và có 7% các mặt hàng được linh hoạt đến năm 2018. Với Hiệp định ASEAN - Trung Quốc, từ 2015, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan cho toàn bộ mặt hằng thuộc danh mục thông thường về 0%. 250 dòng thuế thuộc danh mục linh hoạt sẽ được xóa bỏ từ năm 2018 và giảm thuế về 20% cho hàng hóa thuộc danh mục nhạy cảm.
Còn theo cam kết ASEAN - Hàn Quốc, từ 2015, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan cho 90% mặt hàng thuộc danh mục thông thường. 10% còn lại (818 dòng thuế) sẽ được linh hoạt cắt giảm về 0% vào năm 2016 (340 dòng) và vào năm 2018 (478 dòng)...
Bộ Tài chính cũng cho biết, từ năm 2015-2018, phần lớn các hiệp định FTA sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu. Đặc biệt, thời điểm xóa bỏ thuế quan cuối cùng theo Hiệp định ATIGA, ASEAN-Trung Quốc và ASEAN-Hàn Quốc là vào năm 2018.
Tương ứng với những bước cắt giảm này, các nước đối tác nói trên sẽ xóa bỏ phần lớn thuế nhập khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào các thị trường này trong giai đoạn 2015-2018. Trong trường hợp thuế của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) thấp hơn so với biểu nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì áp dụng theo MFN.
Bộ Tài chính cho biết, đến 2014, mức độ tự do hóa trong khu vực ASEAN đạt tỷ lệ cao nhất với khoảng 75% số dòng thuế đã cắt giảm xuống mức thuế suất 0%. Các FTA khác mà Việt Nam tham gia đạt tỉ lệ tự do hóa thấp hơn, trung bình khoảng 30-40% số dòng thuế. Trong khi đó, mức độ tự do hóa của biểu thuế ưu đãi chung theo cam kết WTO (MFN) ở mức 32%.
Hiện mặt hàng mà Việt Nam không cam kết xóa bỏ thuế trong hầu hết các Hiệp định FTA chiếm khoảng từ 5-7% số dòng, tập trung vào các nhóm hàng gồm thuốc lá, rượu, bia, xăng dầu, ôtô, một số linh kiện và phụ tùng ôtô, mặt hàng sắt thép, các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan (đường, trứng, lá thuốc lá) và các mặt hàng an ninh quốc phòng…
Riêng trong ASEAN, do mức độ cam kết cao, chỉ có hai nhóm hàng được loại trừ nghĩa vụ xóa bỏ thuế quan. Cụ thể, các mặt hàng công nghiệp nhạy cảm như gia cầm sống, thịt gà, trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt, thịt chế biến, đường là được duy trì thuế suất 5%. Thứ hai là những mặc hàng an ninh quốc phòng (vũ khí, đạn dược) hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe (cần sa, thuốc phiện)…
Xem thêm>>> giay phep lao dong | duyệt quốc tịch | đổi bằng lái xe | đăng ký visa