Thị thực và những điều cần biết
Thị thực là gì?
Thị thực là bằng chứng hợp pháp xác nhận bạn được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Một số quốc gia đã thỏa hiệp với nhau là không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp.
Phân loại thị thực
Tùy thuộc vào cách dùng và giá trị có 2 cách chia chính:
1. Theo cách dùng thị thực:
Có 2 loại thị thực là:
- Thị thực dán: dùng để dán trực tiếp vào hộ chiếu
- Thị thực rời: dùng cấp rời kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại thay hộ chiếu.
2. Theo giá trị sử dụng:
Có 5 loại thị thực là:
- Thị thực nhập cảnh
- Thị thực xuất cảnh
- Thị thực có giá trị 1 lần
- Thị thực có giá trị nhiều lần
- Thị thực có giá trị theo thời gian
Thời hạn
Các quốc gia có điều kiện để cấp thị thực riêng. Khoảng thời hạn để bạn lưu lại trên đất nước họ riêng. Còn thị thực Việt Nam có giá trị dài nhất không quá 12 tháng và không gia hạn thêm được. Thường thì thị thực hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh. Nhưng nó có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào.
Những ký hiệu thị thực cần biết
A1: dành cho đoàn khách mời của Trung ương như: Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước và các đoàn khách mời của các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thân nhân.
A2: dành cho cơ quan đại diện nước ngoài và thân nhân.
A3: dành cho người làm việc cho cơ quan đại diện nước ngoài hoặc thăm cơ quan đại diện nước ngoài.
B1: dành cho người làm việc với Viện Kiểm soát và Tòa án nhân dân tối cao, các Bộ và cơ quan ngang Bộ,cơ quan trực thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố, cơ quan trung ương của tổ chức nhân dân và quần chúng.
B2: dành cho chủ các dự án đầu tư đã được cấp phép.
B3: dành cho người làm việc với doanh nghiệp Việt.
B4: dành cho người làm việc tại phòng đại diện, chi nhánh tổ chức kinh tế, văn hóa,.. của nước ngoài, hoặc các tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Việt Nam
C1: dành cho người muốn đi du lịch Việt.
C2: dành cho người muốn vào Việt Nam với mục đích khác.
D: dành cho người muốn vào Việt Nam không có cơ quan, tổ chức mời đón và lưu trú ở Việt Nam không quá 15 ngày và đáp ứng đủ điều kiện để cấp thị thực D.