Các loại thị thực di dân đi Mỹ
Thị thực là một xác nhận cho phép một người nước ngoài đến và xin phép vào Hoa Kỳ lưu trú. Thị thực không phải sự bảo đảm chắc chắn việc được phép vào Hoa Kỳ. Một Viên chức di trú thuộc Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) của Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ (DHS) tại cửa khẩu nhập cảnh sẽ quyết định việc một người mang thị thực có thể được hay không được vào Hoa Kỳ với tình trạng và thời gian lưu trú cụ thể.Tùy vào mục đính của chuyến đi mà người đến Hoa Kỳ sẽ cần loại thị thực nào.
Có các loại thị thực di dân đi Mỹ sau:
1. Thị thực dành cho thành viên trực hệ:
Theo Luật Di dân Hoa Kỳ, không có hạn chế về số lượng thị thực được cấp hàng năm cho các loại thị thực diện này. Những loại thị thực liệt kê bên dưới là thị thực dành cho thành viên trực hệ của công dân Hoa Kỳ:
- Vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ.
- Con đẻ hay con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi.
- Con nuôi của công dân Hoa Kỳ.
- Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi ở Hoa Kỳ).
- Cha/mẹ đẻ hay cha/mẹ kế của công dân Hoa Kỳ.
- Hôn phu (thê) của công dân Hoa Kỳ.
- Vợ/chồng và con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ.
2. Thị thực dành cho thành viên gia đình:
Có một số loại thị thực dành cho các thành viên trong gia đình của công dân Hoa Kỳ và của Thường Trú Nhân. Số lượng thị thực cấp cho các loại thị thực này bị giới hạn hàng năm. Hồ sơ được giải quyết căn cứ vào thứ tự ngày mở hồ sơ tại Sở Di Trú Hoa Kỳ. Ngày mở hồ sơ được gọi là ngày ưu tiên. Để xem ngày ưu tiên hiện đến lượt giải quyết của các hồ sơ, trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
- Con độc thân của công dân Hoa Kỳ.
- Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân.
- Thị thực không di dân cho vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân để đến Hoa Kỳ chờ giải quyết hồ sơ bảo lãnh di dân F2A.
- Con độc thân trên 21 tuổi của Thường Trú Nhân.
- Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ.
- Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ.
3. Thị thực làm việc:
Đối với thị thực di dân để làm việc, công ty bảo lãnh ở Hoa Kỳ cần có một yêu cầu công việc đặc biệt để xin bảo lãnh đương đơn sang định cư tại Hoa Kỳ. Thị thực làm việc bao gồm 5 loại. Có thể cần phải có chứng nhận của Bộ Lao Động Hoa Kỳ và một hồ sơ bảo lãnh được mở tại Sở Di Trú Hoa Kỳ để đương đơn xin thị thực làm việc.
- E1: Nhân viên thuộc diện ưu tiên.
- E2: Chuyên viên có bằng cấp cao.
- E3: Công nhân có tay nghề.
- E4: Di dân theo loại thị thực đặc biệt.
- E5: Di dân thông qua đầu tư.
4.Thị thực dành cho người trúng thưởng:
Chương trình visa đi Hoa Kỳ theo chương trình trúng thưởng (Diversity visa) do những kẻ gian lận gửi thư và thư điện tử giả mạo.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Bộ phận thị thực, khuyến cáo về sự gia tăng trong việc giả mạo gửi thư điện tử và thư cho những đương đơn xin thị thực đi Mỹ theo chương trình trúng thưởng. Những kẻ lừa đảo đứng sau những thư điện tử và thư đã tự nhận là đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ nhằm mục đích rút tiền từ những đương đơn xin định cư vào Hoa kỳ theo chương trình nêu trên.
Tất cả những đương đơn nên hiểu và nhận biết thông tin do Hội Đồng Thương Mại Liên Bang cung cấp về thị thực dạng trúng thưởng giả mạo này. Đương đơn được khuyến khích nên tham khảo qui định và thủ tục của chương trình này để có thể biết khi nào sự việc xảy ra, xảy ra như thế nào và từ đâu.
5. Thị thực Trẻ Lai:
Luật di dân Hoa Kỳ định nghĩa Trẻ Lai “là người được sinh ra tại Việt Nam sau ngày 1 tháng 1 năm 1962 và trước ngày 1 tháng 1 năm 1976 có cha là Công dân Hoa Kỳ.” Để biết thêm thông tin về diện thị thực Trẻ Lai.
Chú thích:
IR1/CR1: Người vợ/chồng đã kết hôn hợp pháp với công dân Hoa Kỳ. Do đó, hồ sơ bảo lãnh chỉ được mở sau khi có giấy chứng nhận kết hôn (hôn thú). Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và có tình trạng lưu trú ở Hoa Kỳ.
IR2/CR2: Con đẻ hay con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi.
- Con riêng chỉ đủ điều kiện xin định cư nếu cuộc hôn nhân của cha/mẹ với người bảo lãnh được thiết lập trước khi người con riêng được 18 tuổi.
- Mỗi đương đơn xin di dân phải được mở một hồ sơ bảo lãnh riêng.
- Hồ sơ bảo lãnh không có đương đơn đi kèm.
IR5: Cha/mẹ đẻ hay cha/mẹ kế của công dân Hoa Kỳ.
- Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh hồ sơ phải từ 21 tuổi trở lên.
- Cha/mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin di dân khi cuộc hôn nhân của họ với cha/mẹ của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi.
- Nếu đã được xin làm con nuôi hợp pháp, người bảo lãnh có thể không bảo lãnh được cho cha/mẹ đẻ.
- Mỗi đương đơn xin di dân phải có một hồ sơ bảo lãnh riêng.
K-1: Hôn phu (thê) của công dân Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ có thể nộp đơn xin bảo lãnh cho hôn phu (thê) nếu:
- Cả hai đều có tình trạng hợp pháp để kết hôn.
- Đương đơn phải kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày người hôn phu (thê) đến Hoa Kỳ với thị thực hôn phu (thê).
- Người hôn phu (thê) sẽ chuyển sang tình trạng lưu trú lâu dài ở Hoa Kỳ sau khi kết hôn với người bảo lãnh.
- Người bảo lãnh và hôn phu (thê) phải gặp gỡ trực tiếp trong vòng 2 hai năm vừa qua.
- Con riêng còn độc thân, dưới 21 tuổi của hôn phu (thê) Công dân Hoa Kỳ có thể xin thị thực K-2 theo hồ sơ bảo lãnh K-1. Tên của (những) người con đó phải được ghi trong hồ sơ bảo lãnh.
- Con của người hôn phu (thê) Công dân Hoa Kỳ (K-2) có thể đi cùng với cha/mẹ (K-1) hay đi theo sau trong vòng một năm kể từ ngày cha/mẹ (K-1) được cấp thị thực.
K-3: Loại thị thực dành cho vợ/chồng của Công dân Hoa Kỳ. Trước tiên, người bảo lãnh cần mở một hồ sơ bảo lãnh di dân (Mẫu đơn I-130) cho mỗi đương đơn, sau đó mới mở thêm một hồ sơ bảo lãnh K-3 (Mẫu đơn I-129F) cho vợ/chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi của K-3.
- Đương đơn sẽ xin thị thực K-3, và thị thực phải được cấp tại nước mà người bảo lãnh kết hôn với đương đơn xin thị thực.
- Con của K-3 có thể đến Hoa Kỳ bằng thị thực K-4 với điều kiện đương đơn chính đã có thị thực K-3 hay đang giữ tình trạng K-3.
- Không cần phải mở riêng một hồ sơ bảo lãnh (Mẫu đơn I-129F) cho con. Người con có thể cùng hồ sơ với đương đơn chính của hồ sơ bảo lãnh K-3.
F1: Con còn độc thân của công dân Hoa Kỳ (bao gồm cả người phụ thuộc là con độc thân, dưới 21 tuổi nếu có). Đương đơn loại thị thực này phải giữ tình trạng độc thân. Nếu như đương đơn kết hôn, loại thị thực sẽ chuyển thành diện F3 (Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ).
F2A: Vợ/chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân. Hồ sơ bảo lãnh có thể bao gồm vợ/chồng và con của Thường Trú Nhân. Tuy nhiên, khi người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ, mỗi người con sẽ cần có một hồ sơ riêng. Khi nhập quốc tịch, người bảo lãnh cần gởi bằng chứng nhập tịch của mình đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) hay Lãnh sự quán (nếu hồ sơ đã chuyển về văn phòng chúng tôi).
V: Vợ/chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân có thể xin thị thực diện V với các điều kiện sau: - Hồ sơ bảo lãnh di dân (mẫu I-130) được mở trước hay vào ngày 21 tháng 12 năm 2000.
- Hồ sơ bảo lãnh mở đã được 3 năm trở lên.
- Hồ sơ chưa đến lượt giải quyết.
- Đương đơn chưa được phỏng vấn hay chưa được xếp lịch phỏng vấn xin thị thực di dân.
- Hồ sơ bảo lãnh chưa được chuyển đến Đại sứ/Lãnh sự quán Mỹ.
- Đương đơn hội đủ điều kiện để xin thị thực di dân.
F2B: Con độc thân, trên 21 tuổi của Thường Trú Nhân (bao gồm cả người phụ thuộc là con độc thân, dưới 21 tuổi , nếu có). Lưu ý: Hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như đương đơn kết hôn trước ngày người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ.
F3: Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin thị thực di dân theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.
F4: Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ:
- Người bảo lãnh (công dân Hoa Kỳ) phải từ 21 tuổi trở lên.
- Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin thị thực di dân theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.
Mời quý khách xem thêm>>> Dịch vụ làm visa đi Mỹ